Những câu chuyện của Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng: 01

Trần Can giới thiệu.

Giáo xứ Trà Kiệu nằm trên hai địa bàn thôn Kiệu Châu và Trà Châu, thuộc xã Duy Sơn, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 40 cây số về hướng Tây Nam.
Do hoàn cảnh đặc thù của lịch sử, Giáo xứ Trà Kiệu được xây dựng trên nền phế tích kinh thành Shimhapura thuộc tiểu vùng Amaravati xưa. Biết bao nhiêu cổ vật đã được tìm thấy và đã bị tàn phá không thương tiếc bởi cơn sốt tìm vàng của những thập niên 1970-80s. Continue reading

Phan Đăng Nhật: Ariya Bini – Cham, một truyện thơ đặc sắc của dân tộc Chăm mới được phát hiện

báo Nhân dân Chủ nhật, 4-8-1996

Đó là truyện thơ Bini – Cham do ông Phú Trạm (Inrasara), công tác tại Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh công bố. Từ lâu, người Chăm truyền tụng với lòng hâm mộ Ariya Bini Cham. Nhưng mọi người chỉ nghe đồn, không biết hiện ai có tác phẩm đó. Do có công lao nhiều năm sưu tầm văn học dân tộc mình, ông Phú Trạm đã được tiếp xúc với bản chép tay của ông Than Tiơng, chép vào năm 1903. Như thế là một tác phẩm được đưa ra chào đời Continue reading

Trần Long: Những bí ẩn tháp Chăm

TRẦN LONG
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – TP Hồ Chí Minh
*
Ngang dọc miền Trung rất nhiều lần và lần nào cũng thế… tháp Chăm luôn gợi cho tôi những cảm xúc khó tả. Và thành thói quen, cứ có dịp về miền Trung tôi lại tìm đến tháp Chăm, bắt chuyện với những người đang trùng tu tháp, hỏi thăm các vị lo việc hương sự để mong được khám phá phần nào những bí ẩn của tháp. Không ít lần như thế tôi lại ra về và mang theo một bí ẩn khác của những ngôi tháp hầu như không đổi màu trước thời gian Continue reading

Quảng Văn Sơn: Văn 04 – Thử nhìn lại kĩ thuật xây dựng tháp Champa

Katê Chăm 2009 &
Tuần lễ Tagalau: 9-10 – 15-10-2009

Kính chúc Mik wa, adei xa-ai Cam kajap karo – thuk siam
Chúc Tagalau rak rok, lah dhan rak wan.
Kính chúc độc giả Inrasara.com mọi điều tốt lành.
*
(khảo sát THÁP PPO ROME – NINH THUẬN)

Trong di sản văn hóa Champa để lại, tháp Chăm là loại hình kiến trúc tôn giáo duy nhất còn lại cho đến ngày nay. Gần 900 năm từ cuối thế kỷ VII đến nửa đầu thể kỷ XVII, bằng sự lao động miệt mài và tài năng sáng tạo tuyệt vời, người Chăm đã xây dựng nên một nền kiến trúc điêu khắc khá độc đáo với hàng trăm tháp, hiện diện ở khắp nơi trên địa bàn cư trú của người Chăm trong lịch sử. Continue reading

Phát hiện một tháp Chăm cổ ở Bình Thuận

Ngày 15.7, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận Nguyễn Xuân Lý cho biết, cơ quan này vừa hoàn tất việc phát quật “đế tháp Chăm cổ” dưới một khu đất làm rẫy ở thôn Dân Hòa, xã Thuận Hòa, Huyện Hàm Thuận Bắc.

Đế tháp Chăm này không có hình vuông như các tháp bình thường mà có hình thù rất lạ. Chiều dài cửa tháp khoảng 14,5m; rộng 6,9m. Tháp có hai cửa chính trổ về hướng đông và tây, đều có khe để lắp cánh cửa. Dưới lớp cuối cùng ở cả 2 cửa đều có đà cửa bằng đá; một đà đã bị gãy đôi, một đà còn nguyên vẹn. Continue reading

Đỗ Doãn Hoàng: Bí ẩn đằng sau “công nghệ làm mới di tích”

theo báo Lao Động số 84, ngày 16 & 17-4-2009
Bài viết rất hay, xin cám ơn tác giả.

(LĐ) – Cần phải công bằng mà nói: Với một số tháp Chăm ở miền Trung, do chưa thể giải mã được những bí ẩn vật liệu và công nghệ xây dựng của người xưa, nên các nhà trùng tu đôi khi sử dụng vật liệu mới và “ngụy biện” đây là điều bất khả kháng để chống sập.
Tuy nhiên, cũng không thể vin vào cái cớ chống sập để làm mới tháp cổ, để cải tạo không gian tháp cổ thành cái công viên xanh – đỏ – tím – vàng như ở Bánh ẹt.
Người thiếu hiểu biết, có “tín tâm” mù quáng phá di tích đã đành; gần đây, khi mà dư luận bắt đầu thật sự thể hiện rõ vai trò giám sát của mình, thì mới vỡ lẽ ra điều cốt lõi hơn: Sai phạm ở quá nhiều công trình trùng tu tôn tạo “chính quy”. Continue reading

Kho tư liệu quý bằng đá ở tháp Dương Long

Cuộc khai quật do Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bình Định phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ thuộc Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ tiến hành.

Ở tháp Dương Long, hàng ngàn khối sa thạch lớn nhỏ đã được sử dụng trong hệ thống điêu khắc trang trí nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tháp – từ bó chân tháp đến các cửa giả, cửa chính, diềm mái, ô khám bốn mặt các tầng mái, ngọn tháp hình hoa sen và chóp tháp. Continue reading

Phát hiện mới – trích

Cuộc khai quật Tháp Bình Lâm (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) vào tháng 8-2008, do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Định phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện, ngòi hiện vật khác còn phát hiện rất nhiều mảnh ngói ống và ngói lá, trong đó có ngói lá in dập hoa văn hình ô vuông và đầu ngói ống trang trí hoa sen 8 cánh, ngói mặt hề. Đây là loại vật liệu kiến trúc có niên đại rất sớm (thời Hán, thế kỷ I – III). Loại ngói này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở một số di tích văn hóa Champa khác như ở Thành Trà Kiệu (Quảng Nam), Thành Hồ (Phú Yên), Thành Cha (Bình Định)… Continue reading

Nguyễn Quang Tuệ: Phát hiện thêm…

Phát hiện thêm phế tích tháp Chăm trên đất Gia Lai
ThS. Nguyễn Quang Tuệ
(Bảo tàng tỉnh Gia Lai )

A. Sơ lược về tháp Chăm ở Tây Nguyên và Gia Lai
Từ khá sớm, một số tài liệu trong nước và ngoài nước (chủ yếu là của người Pháp) đã đề cập tới các vấn đề liên quan đến di tích Chăm trên đất Tây Nguyên Continue reading