Phát hiện giếng Chăm cổ

Báo Thanh niên, 17-5-2011

Sáng 16.5, trong khi đào móng xây tòa nhà làm việc của Viettel Ninh Thuận (trên đường 21-8, P.Phước Mỹ, TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận), đến độ sâu 2m, nhóm công nhân xây dựng phát hiện một giếng vuông, diện tích 2m2, sâu hơn 3m.

Thành giếng được xây đều liền mạch bằng gạch Chăm truyền thống, mỗi viên kích thước 40cm x 25cm. Phần dưới cùng thành giếng được ghép bởi các tấm gỗ dày, cao hơn 1m.

 

Câu chuyện sau cùng của Lm. Nguyễn Trường Thăng

Như đã trình bày trong các bài viết trước của Lm. Nguyễn Trường Thăng, sự việc Cha có mặt và chứng kiến cuộc khai quật bất đắc dĩ một phần kinh thành Shimhapura của Champa xưa giống như một cơ duyên. Từ nhiều hiện vật thu thập được, cho đến rất nhiều những viên gạch đầu ngói ống, Cha Thăng đã hình dung ra một kinh đô cổ, với những đền Tháp, thành quách, nhà cửa mang lối kiến trúc ảnh hưởng cả Ấn Độ lẫn Trung Hoa nhưng vẫn đậm nét Chăm.

Nền văn minh cổ Champa đã làm Cha Thăng yêu thích, và Cha đã phác họa kinh thành Shimhapura theo trí tưởng tượng của mình như thế này Continue reading

Câu chuyện thứ sáu của Lm. Trường Thăng: Con vỏi con voi


VỀ NHỮNG CON VOI KINH ĐÔ CHAMPA SIMHAPURA

Lịch sử cho biết một tu sĩ Dòng Phan Sinh (Franciscain), tên là Odoric Pordenone, trên đường từ Ấn Độ đi Trung Quốc, Nhật Bản, có ghé qua Dondiin khoảng giữa những năm 1318-1321 và nói là đã thấy ở đó “nhiều điều kỳ lạ như cá tới thần phục nhà vua, 14.000 con voi gia dụng và một con rùa lớn hơn gác chuông nhà thờ thánh Martin ở Padoue” và có người cho rằng Dondiin là Bình Định, và ông vua có quyền lớn kia là Vua Chiêm Thành Chế Anan (1318 -1343) (Trương Bá Cần. Lịch sử Phát triển công giáo ở Việt Nam Continue reading

Nguyễn Trường Thăng

Chuyện gạch ngói tưởng là quá đơn giản, thật ra không đơn giản chút nào.
Trước hết phải trả lời các câu hỏi : Gạch ngói xuất hiện khi nào? Các loại lò nung gạch? Nhiệt độ nung?
Nếu không có người nghiên cứu trước, ta cũng chẳng biết đâu mà lần. May mắn thay ngày nay có Internet, chúng ta tìm thông tin không khó lắm. Qua bài viết “Brick” (Gạch) của Wikipedia chúng ta biết gạch bùn xuất hiện từ 7500 trước Chúa Giêsu ra đời tức cách đây gần 10.000 năm tại vùng sông Tigris Đông Nam xứ Anatolia. Loại gạch ở thành Giêricô nay thuộc nước Palestina có niên đại từ 7000 đến 6,395 trước Chúa Giêsu. Gạch phơi nắng ở thành Ur cách đây 6000 năm tức 4000 năm trước Chúa Giáng sinh Continue reading

Nhà nghiên cứu Inrasara đọc Có 500 Năm Như Thế: Những gợi ý từ ngoại vi lịch sử

Nguyễn Vinh thực hiện
đã đăng Sài Gòn tiếp thị, 16-2-2011

Nguyên văn:
Là một nhà nghiên cứu người Chăm, hẳn, ông sẽ rất hứng thú khi đọc cuốn sách này?
Inrasara: Vâng. Nhận được bản thảo, tôi đã đọc một mạch, rồi còn gởi cho vài trí thức Chăm nữa. Họ cũng đã rất hứng thú. Nên, dù ít khi tôi viết cái gì đó về một tác phẩm chưa in, nhưng với bản thảo về đề tài mang tính đột phá này – khi tác giả đề nghị, tôi đã viết ngay Lời tựa. Tiếc là hai trang giới thiệu kia chỉ còn được giữ lại một đoạn ngắn ở bìa bốn, như anh thấy Continue reading

Câu chuyện thứ tư của L.m Nguyễn Trường Thăng 02

NHỮNG ĐẦU NGÓI ỐNG CHAMPA Ở SIMHAPURA SƯ TỬ THÀNH TRÀ KIỆU.
2. PHÂN TÍCH KÍCH THƯỚC- KIỂU DÁNG- LẮP ĐẶT

Khi số đầu ngói đã bắt đầu được thu gom tương đối nhiều. Tôi bắt đầu phân loại từ nhỏ nhất lên lớn nhất và rất ngạc nhiên về kích thước khá chênh lệch giữa các tiêu bản.
Bài viết nầy tôi căn cứ vào luận văn tốt nghiệp ngành khảo cổ học khóa 31, 1986-1991 của cô Hoàng Thị Nhung “Một số hình đồ gốm Chàm cổ ở Trà Kiệu. (Huyện Duy Xuyên- Quảng Nam -Đà Nẵng và được ông Nguyễn Chiểu cán bộ giảng dạy khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội biếu cho linh mục Chánh xứ Trà Kiệu năm 1995 Continue reading

Câu chuyện thứ tư của L.m Nguyễn Trường Thăng 01

NHỮNG ĐẦU NGÓI ỐNG CHAMPA Ở SIMHAPURA SƯ TỬ THÀNH TRÀ KIỆU.
01. DỊP MAY HIẾM CÓ


*
Mùa hè 1979, giáo xứ Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng nam- Đà Nẵng đi vào giai đoạn mới : phong trào Hợp tác hóa nông thôn theo mô hình Miền Bắc Xã Hội Chủ nghĩa, Trung Quốc và Liên Xô. Khắp nơi là những biểu ngữ hừng hực khí thế… Continue reading

Câu chuyện thứ ba của Lm. Nguyễn Trường Thăng

Bây giờ nhắc nhớ lại những năm cuối thập niên 1970-80 nhiều người còn hãi hùng. Cả đất nước Việt Nam lúc ấy như một công/ nông trường khổng lồ. Người người cuốc đất, nhà nhà cuốc đất. Tất nhiên vùng Trà Kiệu không ngoại lệ, và chính do sự đào bới không quy hoạch này, biết bao nhiêu cổ vật Chăm vùng phế tích Shimhapura đã bị hủy hoại không thương tiếc Continue reading

Câu chuyện thứ hai của Lm. Nguyễn Trường Thăng

Khi tôi ngỏ ý muốn giới thiệu nhà thơ Inrasara với Cha Thăng, thì thật bất ngờ, Cha đã trả lời như sau:
“Anh Trần Can thân mến.
Tôi chưa gặp anh Inrasara nhưng tôi rất yêu thơ và niềm tự hào Champa của anh.”
Nghe vậy là thích rồi, nhà thơ của chúng ta cũng oách chứ nhỉ? Thơ Sara và niềm tự hào Champa là hai khái niệm riêng nhưng thật khó tách rời. Sara là giọng thơ của thời đại mới. Đẹp, hiện đại và minh triết. Không (thèm) oán than thù hận. Không (cần) rên xiết khóc hờn Continue reading