Inrasara: Tháp Po Dam, khám phá mới và vấn đề đặt ra

đăng Thể thao & Văn hóa, 29-7-2013

1-Tháp PoDam mặt hướng về nam

 

* Cửa tháp hướng về nam – Photo Kiều Maily.

Tháp Po Dam (đọc là Pô Tằm) là tên cụm tháp thuộc làng Tuy Tịnh (palei Paplom) thuộc huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận là cụm tháp ở cực nam Trung Bộ, được xem là một trong những cụm tháp cổ nhất của nền kiến trúc Champa, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ hơn năm qua, tỉnh Bình Thuận đã tiến hành khai quật, trùng tu để bảo quản di tích cổ đồng thời phục vụ tín ngưỡng đồng bào Chăm trong vùng. Trong thời gian trùng tu, mưa lớn đổ xuống làm đổ hàng dài bờ thành mới ở phía đông, qua đó xuất lộ nhiều hiện vật lạ, quý…

Continue reading

Bí ẩn dấu ấn Chăm Pa tại “Hoàng thành Yên Bái”

(Dân trí) – Qua gần 10 năm khai quật, các nhà khảo cổ sửng sốt khi phát hiện ra cả một khu Hoàng thành với hệ thống công trình Phật giáo vô cùng hoành tráng có niên đại nghìn năm tuổi, tại vùng đất Lục Yên, Yên Bái.

Sự phát lộ của hệ thống “Hoàng thành Yên Bái” trải dài khắp xã Tân Lĩnh (Lục Yên – Yên Bái) và lan ra một số vùng lân cận với những di chỉ còn lại khá nguyên vẹn khiến nhiều nhà khảo cổ sửng sốt. Thế nhưng, điều mà khiến giới khảo cổ ngạc nhiên nhất là tại sao giữa vùng đất xa xôi ấy, cách đây cả nghìn năm, lại xuất hiện những dấu ấn rõ nét của văn hóa Chăm Pa, nền văn hóa mãi phía cực Nam Việt Nam?

Dantri.com.vn, 25-3-2013…

Hồng Ánh: Người đi tìm chữ viết Chăm H’Roi

Báo Người Lao động, 28-9-2011

Lên rừng tìm… chữ

Nhiều người cứ tiếc cái cơ ngơi ông để lại TP Tuy Hòa, lo ngại cho cuộc sống khó khăn nơi núi rừng nên khuyên ông nghĩ lại. Nhưng ông Ka Sô Liễng chỉ cười hiền: “Tôi là người Chăm H’Roi quen với nương rẫy. Lên đây mới có rẫy mà làm chớ”. Ông cũng làm rẫy thật, một trang trại rộng hơn 5 ha, trồng đủ thứ như chuối, bưởi, thơm… xanh ngút như rừng. Nhiều người tự hỏi: Không biết ông trồng cây để làm gì ở cái tuổi 79 khi con cái đã lớn và ở xa? Chỉ những người gần gũi mới hiểu được vì sao ông lại về xã vùng cao này sinh sống. “Muốn nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số, chỉ có chung sống với đồng bào địa phương mới làm được” – ông nói.

Continue reading

Cham – Bali: dấu ấn đời sống và nghệ thuật

Từ 6-8 đến 13-8-2011, Jaka có mặt ở Bali – Indonesia, theo lời mời của người bạn nghệ sĩ.

Sau đây là một số hình ảnh chộp được sau hơn tuần có mặt tại đất nước nghệ thuật này. Inrasara.com xin trích giới thiệu với bạn đọc để tham quan nét tương đồng giữa Cham và cư dân Bali, về sinh hoạt ngàythường, trong phong tục cũng như nghệ thuật. Chỉ như một gợi mở cho chuyến đi khác…

Inrasara

1. Jaka đến Bali Continue reading

Cổ vật Chăm phát hiện sau năm 1975: Định hình nhiều phong cách nghệ thuật

báo Đà Nẵng cuối tuần, thứ Bảy, 30-7-2011

Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản gửi Bộ VH-TT&DL đề nghị xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho 3 hiện vật quý tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ Tát Tara. Trong đó, tượng đồng Tara được phát hiện vào năm 1978, là một trong những cổ vật quý của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, nằm trong nhóm tượng được phát hiện sau năm 1975.


Cổ vật Chăm phát hiện sau năm 1975: Định hình nhiều phong cách nghệ thuật

Báo Đà Nẵng cuối tuần, thứ Bảy, 30-7-2011

Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản gửi Bộ VH-TT&DL đề nghị xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho 3 hiện vật quý tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ Tát Tara. Trong đó, tượng đồng Tara được phát hiện vào năm 1978, là một trong những cổ vật quý của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, nằm trong nhóm tượng được phát hiện sau năm 1975.