Nỗi Cham-14. KUT, CẢI CÁCH TOÀN DIỆN

Kut Gaup Gađak của tộc họ Anak Chakleng cải cách từ năm 1990, đến năm 2019 có thể nói đã hoàn chỉnh. Cải cách này giải quyết được mấy vấn đề cộm nhất liên quan đến “nghĩa trang” tộc mẫu của cộng đồng Cham Bà-la-môn.

[1] Phần ‘uơk lôk’ làm đẹp mắt người đời:

– Cải cách biến nơi âm âm u u mời gọi bao rác rưởi ném vào thành chốn khang trang, sạch đẹp.

Continue reading

Nỗi Cham-13. HÀNH TRÌNH CẢI CÁCH NGƯỢC

[Khởi đầu từ Kut]

Làm sao mở ra thế giới mà vẫn bản sắc, hiện đại mà ta vẫn truyền thống thì không thể không thay đổi, cải cách. Trong loạt bài về vòng đời một sinh linh Cham,  thay vì bắt đầu từ oe oe khóc ra đời cho đến nhập Kut, tôi thử đi ngược lại – từ KUT. Tạm lấy Chakleng đất văn vật ngàn năm làm khởi điểm.  

Kut – tạm dịch là “Nghĩa trang tộc mẫu Cham Bà-la-môn”, thường nằm ở bìa làng. Như Kut Gaup Gađak tộc họ Anak của tôi, mới thập niên 1980 thôi, vào đầu hôm hay giấc gà gáy sáng, mỗi lần đi ngang qua là mỗi lần tôi ù té chạy. Nó âm âm u u đầy dọa nạt. Can đảm lắm ban trưa tôi mới lén nhìn vào phía trong, chỉ thấy loáng thoáng dãy đá Kut thấp lè tè mùa mưa cây cỏ mọc tràn lên phong kín.

Continue reading

Nỗi Cham-12. KỂ, NHƯ LÀ TẠ ƠN

Tôi đã kể câu chuyện Cham: 48 URANG CHAM, các nhân vật đóng góp cho tồn tại Cham hôm nay, đăng website Inrasara 2016, không ai ý kiến cả. Đến Hani, một Cham còm đại ý: Chuyện Hani làm tốt, Inrasara làm hay hãy để cho anh em khác khen; tự viết về mình mất hết giá trị.

Một phát ngôn mới dòm qua có vẻ đúng, ngoảnh nhìn lại thì không.

Năm 1988, anh Đàng Năng Trốn kéo điện về Chakleng, lần đầu tiên trong các palei Cham. Là chuyện thiên nan vạn nan, mọi người biết, không ai kể cả.

Continue reading

Hani-21. VỀ LỜI THẤT HỨA VĨ ĐẠI

[hay. Hani khủng hoảng niềm tin như thế nào?]

Cuộc đời Hani như một tiểu thuyết đa chương hồi. Từ tút này trở đi, tôi kể chuyện nàng liên quan với xã hội Cham, để Út làm tư liệu viết Hồi ức về mẹ. Việc phân ưu coi như dừng ở đây.

Xin chân thành cảm tạ bà con, anh chị em và bằng hữu gần xa. Karun & Thuk siam!

Tôi khóc, không phải cho 1 sinh phận – dù đáng khóc, mà KHÓC CHO 1 GIẤC MƠ NHỎ NHOI THÔI MÀ CỨ LÀM LẠC LOÀI. Chuyện 3 sinh linh Cham.

Continue reading

Sống triết lí Cham-26. ARIYA GLƠNG ANAK TRIẾT LÍ VỀ NGÔN

AGA về ngôn, lời ‘pôic, panôic’ tôi bàn nhiều rồi, không lặp lại. Ở đây chỉ nhấn: Hà cớ thi hào này đặt nặng về nó, quá đậm nữa là khác?

Về NÓI, cổ thư Trung Hoa nhấn về 4 điểm: Không nói lời xấu ác, không nói lời ngông cuồng, không nói lời oán than, không nói lời vô nghĩa, và thêm: không can thiệp chuyện gia đình.

Tôi mang tiếng giỏi hòa giải, thế nên hay được bà con mời, nhờ. Xin kể chuyện thực.

Continue reading

Sống triết lí Cham-24. BÀ TỔ LÀNG DẠY NỮ CHAM ĐIỀU GÌ?

Xây dựng Bà Tổ Quê hương là 1 trong những ước mơ của tôi. Mươi năm trước tôi có bài dài, nêu vài nhân vật thực mang khả tính trở thành, nay trở lại với thi phẩm Kabbôn Muk Thruh Palei – gia huấn ca nổi tiếng này.

Bà đã dạy người nữ Cham điều trọng yếu gì?

[1] Về NỘI TRỢ thì miễn chê

Ở mục này, Bà chỉ dạy đến từng chi tiết nhỏ nhất, xin bỏ qua.

[2] Tiếp đến là CỦA CẢI.

Continue reading

Sống triết lí Cham-21. TRIẾT HỌC CHAM THỂ HIỆN QUA TÁC PHẨM NÀO?

Một bạn Cham: “Xin hỏi tác giả nền triết học Cham thể hiện qua những tác phẩm nào ạ, karun!”. Cụ thể và tập trung thì không, mà tản mác, manh mún. Khi còn manh mún, tôi tạm đặt cho cái tên Minh triết Cham. Hệ thống chúng là, là triết học.

Thử liệt kê mang tính gợi ý:

[1] Tôn giáo dân tộc 

– Bà-ni: hóa giải Islam và hòa giải với Bà-la-môn để dựng nên tôn giáo Ahiêr Awal – dân tộc, hòa bình và nhân văn.

Continue reading

Sống triết lí Cham-18. 9 CHIẾN LƯỢC SỐNG ARIYA GLƠNG ANAK

Thi phẩm nổi tiếng và khó hiểu nhất trong kho tàng văn học cổ Cham.

Trường ca cực ngắn, chỉ 116 câu ‘ariya’ lục bát Cham mà chứa đựng cả một bầu trời. Nếu Pauh Catwai là “ẩn ngữ”, thì Ariya Glơng Anak chính là hiển ngôn. Hiển ngôn mà vô cùng khó, nếu kẻ tiếp nhận không chuẩn bị tâm thành để đón nhận thông điệp.

Đâu là thông điệp?

Sau nửa đời hư “sống dưới dấu hiệu Ariya Glơng Anak“, để khắp trang sách của mình, tôi đã nhiều lần đề cập, phân tích, lí giải nay tạm rút gọn trong 9 chiến lược, cho Cham – hôm nay và ngày mai.

[1] Nhận diện hiện thực

Dân tộc luân lạc, nhân tâm li tán, phường giá áo túi cơm bị mua chuộc ‘Urang bihuh bihah biha bihi ra kang hu abih’, trí thức cô đơn…

[2] Hiểu tâm lí con người

Tham sân si với ích kỉ, đố kị nhỏ nhen, nhất là khi thời thế đảo điên.

[3] Giải sân hận

Palai tung tian’ là từ đinh trong thi phẩm.

[4] Trở về nguồn cội và hiểu văn hóa dân tộc

Để có thể kể lại khi có cơ hội, cho người ngoài hiểu mình.

[5] Yêu thương

Tình yêu đi xuống tận những sinh phận dưới đáy xã hội: ‘ra mưtwei saung gila’ (người mồ côi hay kẻ dại khờ).

[6] Khiêm cung

Ta đã từng “nhai sắt” và đã đổ máu, vậy hãy như ngọn cỏ cúi rạp mình trước giông bão thời cuộc – mà sống.

[7] Ngôn từ

Pwơc’, ‘Panwơc’ là ý được Ariya Glơng Anak nhắc đi nhắc lại nhiều lần suốt trường ca, thu gọn lại ở “lời lẽ chân thành”.

[8] Khởi đầu từ điều nhỏ bé nhất

Từ con trâu cái cày, từ hạt ngô trái mướp… để có hi vọng nhỏ bé mới.

[9] Cuối cùng là: Biểu tượng

Đó là Thủ đô trên không trung, một biểu tượng bất khả xâm phạm mà bất kì trẻ con Cham nào khi nhìn lên bầu trời đầy sao cũng thấy.

Thấy, và hi vọng. Dù vời xa như thể mất hút.

Tiếng Cham của bạn. CHAM CHÀO THẾ NÀO?

“Bạn không nhìn thấy cái gì đó, không phải nó không có” – Inrasara nói thế!

[xem video ở kênh Inrasara-TV]

Lạ lắm, tôi vừa biết có người kêu Cham không có chữ ‘xalam’ (chào)! Người có học đàng hoàng chớ chẳng đùa. Như trước đây…

[1] Có bạn kêu Cham không có chữ ‘karun’ (cảm ơn). Chuyện dài tập, từ thời Ban Biên soạn, các bác chưa dùng, mãi khi tôi vào làm việc, đưa ra đủ đầy tang chứng, Ngữ văn Cham mới có ‘karun’ từ đó [đã kể].

Continue reading

Sống triết lí Cham-6. CHAM CÓ TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG!?

Văn minh Champa chủ yếu vay mượn Ấn Độ. Vay mượn kết hợp với yếu tố bản địa, Cham làm nên một nền văn hóa-văn minh vô cùng độc đáo. Ở đó biểu tượng cặp đôi Linga-Yoni biến thành Đực-Cái, Nam-Nữ là rất điển hình.

Mọi hiện tượng văn hóa Cham phải được diễn ngôn từ nền tảng [Ấn Độ] và yếu tố bản địa ấy. Tiếc, do không am hiểu tính triết học của vấn đề, gần đây có vài giải thích sai lệch, trong đó việc dùng biểu tượng Âm Dương của Trung Quốc lí giải biểu tượng Đực-Cái, Nam-Nữ, là một.

Continue reading