Sống tôn giáo-51.1 ĐỜI NGƯỜI – 4 HIỆP ĐẤU

Khổng: 15 tuổi để chí vào sự học, 30 tuổi thì trụ vững, 40 tuổi hết ngờ, 50 biết mệnh trời, 60: nghe thuận tai, 70: muốn làm gì làm nhưng không ra ngoài khuôn phép.

Bà-la-môn khác hơn, phân đời người làm 4 giai đoạn: Dưới chơn thầy [học], Làm chủ hộ, Vào rừng và Phong phanh giữa trời đất.

Tôi thử phân loại theo kiểu mình, hợp thời và vui hơn: Đời người có 4 hiệp. Ở đây tôi cố gắng diễn bằng ngôn từ dễ hiểu nhất có thể.

Hiệp-1. Luyện kĩ năng, tinh thần và chiến thuật

Continue reading

Tôi dạy con-40. VÀO ĐỜI, NGHÈO, BẠN LÀM GÌ?

Đây là câu hỏi tôi thường xuyên gặp phải, từ các bạn sinh viên mới ra trường. Tôi nói, nếu bạn có ước mơ lớn, đừng làm thuê, mà hãy khởi nghiệp. Bắt đầu ngay “từ con số không, từ con số âm – có lẽ” [Tháp nắng-1982]!

Làm thuê, dù thấp cấp như thợ may hay trung cấp như nhân viên công sở, bạn chỉ có thể ổn định, đủ ăn chớ khó mà đổi đời được.

Tôi lấy ví dụ từ thực tiễn Cham.

Continue reading

Nỗi Cham-11. TÔN GIÁO CHAM: DÂN TỘC, HÒA BÌNH & NHÂN VĂN

Năm ngoái, ghé nhà ông anh lấy vợ Việt ở PR. Chuyện đang hào hứng, bất chợt bà chị hỏi vặn: Anh kêu Bà-ni hay lắm tuyệt lắm, sao mấy chục năm mà tín đồ không lên nổi con số 50 ngàn? Tôi tính giải thích, thì ông anh gạt đi…

Tút hôm qua, Khanh Pham còm: “Khó có một tôn giáo nào làm được điều này. Chỉ tiếc là Cham đã vong quốc nên Ahiêr và Awal đã chịu chung số phận, bằng không thì cả thế giới sẽ tiếp nhận thêm một tôn giáo mới của thời đại từ người Cham”. 

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-12. SƯ PHƯỚC ĐÔNG & CHAM

Tôi là đạo sĩ, kẻ đi trên đường. Tuổi 20, tôi từng cạo đầu tu Phật, say sưa trong thế giới “rừng già kinh Phật” [chữ tôi dùng]. Tôi đã dịch Kinh Thánh, nhiều lần đọc Kinh Coran… riêng tôn giáo Ahiêr Awal [Bà-la-môn và Bà-ni Cham], tôi là người nhập cuộc đúng nghĩa, như một Luận sư.

Lượt qua thế để biết, tôi rất dễ thấu cảm và đón nhận với sự yêu quý đặc biệt, từ đạo sĩ Minh Tuệ đến sư Phước Đông, vân vân. Về sư Phước Đông, xin có vài giải minh sau:

[1] Không so sánh

Continue reading

Nỗi Cham-10. TÔI KỂ CHUYỆN CHAM KỂ CHUYỆN TÔI

Tút trước, bạn Hai Ng Ngoc còm: “Nếu thế giới có trao giải Nobel văn chương/ văn hóa cho Inrasara thì tôi chẳng ngạc nhiên.” Vụ này ít ra cũng đã có chục người nhắc… Ban Giám khảo, nhưng họ quên đưa vào danh sách!

Tôi hoạt động 9 lĩnh vực, cả món tưởng chả dính đến Cham như phê bình văn học, cũng liên quan Cham đáo để. Ví dù giải Nobel có rớt lên đầu tôi, nó phải dành cho SARA-KẺ KỂ CHUYỆN CHAM. Đợi đến chuyện cổ tích ấy xảy tới, thử xem tôi đã kể thế nào.

Continue reading

ĐÍNH CHÍNH VĂN NGỌC SÁNG TRÊN RFA

Dù đã “ẩn” ở quê, mỗi ngày tôi trả lời ít nhất mươi cuộc: Thư, tin nhắn, điện thoại từ nhiều bộ phận độc giả khác nhau, về nhiều chủ đề khác nhau. Vô phân biệt. Và nếu ai đó tính đưa lên mạng hay báo, tôi yêu cầu dựa vào văn bản tôi kèm theo, và cho tôi xem lại trước. Gần như 100% chấp hành nghiêm chỉnh.

Thế nào rồi cũng có tai nạn, và vụ hôm nay là đầu tiên(*).

[1] Câu chuyện

Continue reading

TÔI HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ SINH LINH CHAM HÔM NAY?

“Bạn là trung bình cộng 5 người bạn thân nhất”, được cho là câu nói phản ánh đúng vị trí cuộc sống của 1 người. Với ai khác thì có thể, với tôi: SAI.

Tôi khó bị tác động, mà CHỦ ĐỘNG HỌC từ cái độc đáo nhất của người ấy, dù chỉ gặp vài lần, cả khi tâm tính hay nếp sinh hoạt cách nhau vực thẳm.

Học, không phải kiến thức, mà cái khác.

Continue reading

NHÂN LOẠI DỄ QUÊN

[nghĩ từ thiên-nhân tai hôm nay]

“Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng…” – Trịnh.

Hôm nay không còn hàng vạn, mà hàng triệu; cũng không trút xuống đầu làng hay ruộng đồng Việt Nam, mà là trút thẳng xuống đầu người, nơi tập trung dân cư đông nhất, dải Gaza hay các thành phố Ukraine.

Nhân loại lao vào nhau, trút bừa bãi bom đạn lên đầu nhau.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. BÍ KÍP DẠY CHÓ HIỆU QUẢ

“Biết lo cho mình thì tồn tại, biết lo cho người khác, sẽ tồn tại lâu dài hơn” – ai nói thế!?

Tút vụ “ĐH va quẹt”, và không chỉ vụ này, vài bạn văn khuyên tôi đầy thiện ý: “Bỏ qua đi Sara”, “không đáng nhắc”, “anh buông đi”, hay “chấp gì mấy ngữ đó”. Như vầy nhé! Nhập cuộc chữ nghĩa, và dự phần nhiều cuộc chiến, tôi phân định rõ 3 khu vực:

[1] Về sáng tác, thơ hay tiểu thuyết bị phê bình, tôi không bao giờ cãi lại. Đó là nguyên tắc. “Đứa con tinh thần” bạn ra đời, nó thuộc về người trần gian. Nó xấu, dù bạn có xài đủ ngón nghề bảo vệ, nó vẫn không đẹp lên được.

Continue reading

Nỗi Cham-9. TRIẾT LÝ CĂN BẢN VỀ TIỀN & CÁCH KIẾM TIỀN

Bài-1. KIẾM TIỀN Ở ĐÂU?

Lấy bằng tiến sĩ đút túi thì dễ, chỉ cần chịu khó bám chương trình, bám thầy là ổn. Làm nhà nghiên cứu mới khó, bạn một mình miệt mài với hồ sơ, thêm ít nhiều có đầu óc khoa học. Phê bình khó hơn, nó đòi hỏi khả năng phát hiện và thẩm định cái mới, thêm cái lí luận. Để thành một nhà thơ [sáng tạo] mới thực sự khó. Lạ, Cham thích làm chuyện khó là THƠ, trong khi điều ta cần và rất dễ làm là kiếm tiềm, ta không chịu… làm. Kiếm tiền, không cần nhiều kiến thức như nhà nghiên cứu, không đòi hỏi tài năng bẩm sinh của thi sĩ, mà chỉ cần ý MUỐN KIẾM TIỀN.

Continue reading