Thương ca vô tận-3. TẠI SAO POH CATÔI… CHỬI?

[hay. Tự ái, đau – bạn muốn li nước đường rồi chìm, hay chén thuốc đắng để vượt lên?]

Ariya Glang Anak: Jôy pôic prong hatai đôm kaphôl…: Chớ to gan ăn nói hỗn hào, thất đức…

Hôm trước bạn Lê Viết Hòa còm: [Bài hay thế, sao] “cộng đồng Chăm chưa thấy nhiều hưởng ứng… vì sao?”. Tôi không hiểu rõ ý bạn lắm, chỉ trả lời: “cứ đốt lên một ngọn nến nhỏ, rồi nó sẽ lan tỏa từ từ.”

“Chưa hưởng ứng” còn may, chớ vài Chàm mình – ít thôi, thì khác. Nick Chăm Newspaper chưa từng ghé tôi, không dưng vào nhà tôi, chửi to, chửi… lạc đề.

Continue reading

Thương ca vô tận-2. TÔI ĐÃ 3 LẦN THUA THẢM THẾ NÀO?

Chuyện nghèo hèn hay thất bại, tâm lí chung của người đời là: giấu, để không phải xấu hổ, tôi thì không. Xin kể 3 đại biểu tiên tiến:

1. Hồi năm 1990, bán thổ cẩm – muốn làm khác người, tôi không lên Thượng mà gồng gánh cả gia đình vào Nam.

Thất bại te tua, về trắng tay. Ngôi nhà đã bán không còn, Haly bị tai nạn xe nằm nhà thương. Chúng tôi phải làm lại từ đầu, tệ hơn nữa, từ con số âm – bởi đó là thời buổi kinh tế đất nước bết bát sau giá lương tiền. Vụ này tôi đã kể, theo nhạc yêu cầu của nhà báo Ngô Thanh Tú: “chỉ toàn nghe ông giỏi, ông thành công, sao không thấy thất bại?” – và vài lần lặp lại. Thêm, học A.Gide, tôi NHẤN VÀO VẾT THƯƠNG đó, cho nó đau hơn.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-21. THƯƠNG CA VÔ TẬN-1

[Giải trí đầu tuần – Đối thoại giữa Sokrates, và… ]

Thấy sai có nên nói không, các bạn ơi. Khi cái sai đó cứ được chủ nhân lặp lại, để người thiên hạ nghĩ đó là chân lí, và nói theo. Phần tôi tính nghỉ, mất lòng vô cùng, nhưng lại phải nói. Dù kể khiếm danh, hay kể bằng thể cách văn minh phong vận nhất. Các bạn cho ý kiến nhé.

Nhớ năm ngoái, chờ quay phim phỏng vấn tôi về Từ điển song ngữ Cham Việt, cô phóng viên VTV hỏi ngoài lề:

– Anh phê bình thẳng quá không ngại sao? Tôi nói:

– Phê bình là phân tích và gọi đúng tên sự thể, ai đó mất lòng, chịu thôi.

Hôm nay tạm mượn đỡ Sokrates…

Continue reading

Minh triết Cham-Phụlục-3. HÃY SỐNG CÓ ÍCH-2

[Dương Tấn Phát, Thiên Sanh Cảnh, Châu Văn Mỗ]

Ariya Glang Anak: Mưyah pwơc pasumu tian drei

Ở tiểu luận “Thông điệp cho Cham: hôm qua, hôm nay & ngày mai” viết năm 2016, tôi phân kì lịch sử Cham cận và hiện đại làm 3 giai đoạn: Sống sót & tồn tại, Ổn định & bản sắc, và Nhập cuộc về hướng mở. 

Mỗi giai đoạn, sinh mệnh dân tộc được đặt trước câu hỏi lớn, bật lên cá nhân hay nhóm người đáp ứng đúng điệu, qua đó hóa giải nút thắt của lịch sử dân tộc. Thế hệ Dương Tấn Phát, Thiên Sanh Cảnh, Châu Văn Mỗ ở giai đoạn thứ hai.

Continue reading

Minh triết Cham-Phụlục-3. HÃY SỐNG CÓ ÍCH

Lịch sử không lộ bày hành trạng tác giả Ariya Glang Anak thế nào, dẫu sao qua thi phẩm – điều ta biết chắc rằng, ông không chỉ là thi sĩ lớn mà còn là tu sĩ Bà-la-môn đắc đạo, một trí thức vĩ đại.

Nghĩa là ông sống có ích. Học ông, tôi cũng sống có ích luôn, cho vui vẻ! 

dẫu không là cái đinh gì cả

tôi vẫn cần thiết có mặt

vậy nhé, tôi xin tạ ơn tôi!

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2022)

Continue reading

Minh-triết-Cham-06. TÔI ĐÃ NGHÈO ĐẾN MỨC NÀO?

Sau giai đoạn môn đệ antevāsin [15-30 tuổi], và từ khi xong phận sự chủ hộ grhastha làm đủ đầy nhiệm vụ người chồng, người cha [30-60], ông trắng tay bước vào giai đoạn thứ ba: đi vào rừng vanaprastha.

Tôi đã như thế như thế.

Năm 2002, giao Cty cho Hani, tôi dấn vào văn chương chữ nghĩa. Để 15 năm sau, đúng 60 tuổi, tôi rủ bà xã “đi vào rừng”, bà không chịu, thảo “di chúc” giao hết tài sản [3 lô đất Tân Phú – Sài Gòn, Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA ở Chakleng và 4 sào Homestay Thang Tông Jaka] cho vợ con. Chia đều – không phân biệt trai gái, con chung hay riêng.

Continue reading

Minh-triết-Cham-phụ lục01. TẠI SAO NGHÈO?

Gia huấn ca Muk Thruh Palei: ‘Kathot rong reh gaup gan ra klao’: Nghèo tan nát họ hàng cười chê. Bà Tổ Quê hương nói mạnh thế.

Tôi biết vài Cham xưa học giỏi nay nghèo cứ nghèo, hết than trời đến trách người. Tại sao? – Thiếu thông minh. Ta cứ nghĩ ta học giỏi là thông minh, sai to. Bởi thông minh có nhiều món trong đó sở hữu tinh thần DÁM NGHĨ KHÁC là một. Kể chuyện Phạm Lãi buôn ngựa thì siêu và xa quá, nay kể chuyện nơi cộng đồng Cham.

[1] Anh T ở Văn Lâm. “Giải phóng” về dân đói, Nhà nước phát ruộng, anh nhận rồi giao lại cho chị vợ làm, một mình dzọt vào Sài Gòn. 

Continue reading

Minh-triết-Cham-05. GIẢI SÂN HẬN

[với Việt và Cham, sống dưới dấu hiệu Ariya Glang Anak]

[1] Hầu hết tác phẩm văn chương Cham sót lại không có dấu vết căm thù. Tiếng Cham, “căm” là janưk; “thù” là mưbai. Hai từ đi chung thành cặp đôi mưbai janưk hay janưk mưbai: thù hận, hận thù.

Lạ, Ariya Glang Anak, tác phẩm mang tính nhân văn cao, chữ janưk, mưbai, janưk mưbai lại có mặt dày đặc. Janưk: hận; xấu ác, không lành xuất hiện 6 lần; mưbai: thù 2 lần; mưbai janưk: thù hận 3 bận: janưk haniim: thiện ác, đi cặp 2 lần nữa!

Continue reading

Minh-triết-Cham-04. HIỂU NỖI CHAM & KỂ LẠI

Đầu thế kỉ XVIII, Cham rơi vào đại khủng hoảng cuối cùng, Ariya Glang Anak thấy gì?

Apui kadhir bbang palei’: Lửa thiêng thiêu đốt quê hương;

Tagraup tapiên rapawang’: Khắp bến bờ bị bao vây;

Urang bihuh bihah biha bihi rakang hu abih’: Phường giá áo túi cơm bị mua chuộc hết. Cả dân tộc chìm trong phiền não: ‘Nưgar chai drut mưrai’.  

Hoảng loạn là không thể tránh: ‘Xa-ai ô krưn ka adei, mik ô krưn laic kamôn’: Anh không kể tới em, chú không nhìn nhận cháu…

Quần chúng là thế, phường giá áo túi cơm thì càng.

Continue reading