Giải trí buồn. SÀI GÒN THÌ KHÁC

Theo facebook Lao Ta sáng 3-12-2023, “Triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường” tại Hà Nội, hơn 180 mà có đến 31 chân dung bị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội duyệt loại. Tạm kê 10:

Phan Khôi, Hoàng Cầm, La Khắc Hòa, Tạ Duy Anh, Hoàng Minh Tường, Hoàng Quốc Hải, Trần Đức Thảo, Nguyễn Duy, Lê Đạt, Phùng Cung…

Lạ vậy chớ, dân mạng la làng, cũng phải thôi.

Sài Gòn thì khác, có phân biệt đối xử đâu nào!

TÂM VÀ TÀI – HỌ LÀ AI? là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, năm 2012 đã triển lãm 15 ngày tại Nhà Văn hóa Thanh Niên, được NXB Trẻ in thành sách và ra mắt tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ – TP Hồ Chí Minh. 

Sách dày 864 trang, nặng đúng 5kg, “tập hợp 400 gương mặt xuất sắc, nổi trội trong nhiều lĩnh vực” của Việt Nam thế kỉ XX. Ở đó có Võ Nguyên Giáp, Phạm Duy, Nguyên Ngọc, Ngô Bảo Châu, và cả… Inrasara nữa!

Giải trí cuối tuần. TỪ LƯỜI ĐẾN CÁI NHÃN

Cái bệnh lớn nhất của con người là lười, trội hơn cả là lười suy tư, từ đó ta bị sống chứ không sống. Bạo lực qua đó mà sinh sôi, bao xâu luôn bạo lực ngôn ngữ. “Đám Do Thái bẩn thỉu”, “thành phần phản động”, vân vân. Muốn đánh chết con chó cứ gán cho nó chó dại, là xong phim.

Chiều tích cực cũng hệt, từ lười dẫn đến bạo lực ngôn ngữ.

Nhà phê bình nọ viết về thơ DTTS, hết “Người Xứ Mây Dương Thuấn” đến “Con Gấu rừng Lạng Sơn Lương Định” qua “Ngọn Tháp cổ Phan Rang Inrasara – Phú Trạm”… chả khác dân ghiền bóng đá gán nhãn cho cầu thủ, đội bóng: “Người ngoài hành tinh”, “Những con quỷ đỏ”, “Pháo thủ thành Luân Đôn”!

Continue reading

Minh-triết-Cham-36. THÔNG ĐIỆP TRONG CHAI

[Phụ luc-2. Sáng tạo Giấc mơ]

Con tàu gặp sự cố, làm thế nào gửi tín hiệu báo động cho người đến sau? Câu chuyện được nghĩ ra, và “thông điệp trong chai” trở thành biểu tượng lớn. Ariya Glơng Anak là một thông điệp như thế, cho Cham ở thì tương lai.

Đây không là suy diễn của tôi với tư cách luận sư, mà là THẬT.

Mời xem lại “Inrasara-TV-43. Ariya Glơng Anak & sứ mệnh trí thức”.

Hôm nay thử nhìn về hướng khác…

Sinh linh Cham trước khi về với ông bà, đâu là hành trang duy nhất cần mang theo? Nghi thức ‘Jap Inư akhar’(đọc chữ cái) trong ‘Harei Brei bbang’ (ngày cho ăn) ở Đám tang Cham Ahiêr.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-33. NHÀ VĂN, NGHĨ GÌ LÀM GÌ?

Tháng 11-2023, trên chuyến xe từ Bắc Kạn về Hà Nội, tôi hỏi một giảng viên Đại học, đâu là tư tưởng cốt tủy của bạn, và bạn làm gì để triển khai và lan tỏa nó? Bạn nói chưa từng nghĩ về nó, lạ chứ!

– Trả lời anh sau nhé, còn anh thế nào? – tôi được hỏi ngược lại.

Ba ý niệm chính làm nên tư tưởng và hành động tôi, đó là: Tinh thần phi tâm hóa hậu hiện đại, Tư tưởng hóa giải và hòa giải của Pô Rômê, Thái độ nhập cuộc về hướng mở của tôi.

Continue reading

Lang thang-09-cuối. GIẢI THƯỞNG THƠ NĂM NAY, NẾU CÓ QUYỀN…

… tôi chọn 2 tập rất khác nhau, một từ trời Tây, một từ miền cao Việt Nam. Một rất “hiện đại” và 1 vô cùng “cổ điển”, cả hai đều mới, lạ, và chuyển thông điệp riêng. Tiếc, tôi chỉ có quyền… ở đây.  

Xin mời quý bà con và các bạn.

1. Chuyển động thơ Việt đương đại

Continue reading

Lang thang-08. BẠN CÓ THỂ NHẢY KHÔNG?

Tôi viết “Palei awal” hồi 25 tuổi, dịch sang tiếng Việt thành “Nỗi buồn ứng trước” in trong Tháp nắng-1996, là bài thơ song ngữ chuẩn nhất của tôi, có lẽ.

Cham sống xen cư với Việt, tôi nói và sáng tác thơ song ngữ Cham và Việt từ sớm, rồi chuyển ngược lại, tùy nghi. Ở đó đa phần không đạt, hay chỉ tàm tạm.

Tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002 được 6 bạn Việt dịch sang tiếng Anh in 2005, họ là nhà thơ sống ở nước ngoài 20 năm, vậy mà đọc lại, Alec Schachner cho giọng thơ còn “Việt quá”, đã dịch lại, in năm 2015.     

Continue reading

Lang thang-07. RÊN GIẢI TRÍ

“Triết gia đau răng cũng rên”, nhà nào đã phát hiện ra nỗi ấy, tôi đọc gặp một lần mà bị ám mãi. Tôi – luận sư cũng hệt luôn. Sau 5 năm, mãi ra Bắc tôi lại biết cúm là gì.

Tôi hiếm khi bệnh, phiền nỗi mỗi năm nàng cúm ghé thăm một lần, vào tháng 10 mùa Katê. Sau 3 ngày là nàng chia tay. Ở đó, ngày thứ 2 ê dữ nhất, và tôi… rên.

– Ông làm như sắp chết tới nơi, Hani la.

Continue reading

Lang thang-06. TỪ CHAI NƯỚC KHOÁNG ĐẾN HỒ KAPET QUA GIẢI THƯỞNG HỘI DTTS

[hay. Thương ca vô tận-19. Nghĩ ngắn]

Chuyến bay ra Bắc, ngồi cạnh một ông Ấn Độ, tôi cười chào rồi lim dim. Mãi khi cô tiếp viên kêu chú có cần nước không tôi mới mở mắt, thấy mặt ông người nước ngoài nhăn nhó, và lắc. Tôi hỏi, có chuyện gì không? Ông nói, 30k một chai – ông giơ chai nước lên – cũng như này tôi vừa mua 4k ngoài kia. Nghĩa là gấp 7,5 lần, tôi hiểu cái nhăn ấy.

Qua nói chuyện tôi biết ông là doanh nhân giàu. Người giàu + mua vé giá rẻ + đi ghế hạng phổ thông + bị chặt mất 26k = NHĂN NHÓ!

Continue reading

Vũ Đình Trai: BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ INRASARA

Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Minh Hiền, Đại học Sư phạm Đà Nẵng-2023.

Đây là luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ thứ 17 về Inrasara. Vui, khi lần thứ hai học viên Tỉnh nhà làm luận văn về mình!

Chúc mừng tân khoa Vũ Đình Trai, chúc mừng bạn Ngô Minh Hiền.

Continue reading

Lang thang-05. GIẢI THƯỞNG DTTS NÊN DÀNH RIÊNG CHO TÁC GIẢ NGƯỜI DÂN TỘC

Là tít báo Tiền Phong Chủ nhật đặt cho bài phỏng vấn tôi, do nhà văn Lê Anh Hoài thực hiện, ngày 29-11-2009.

Trước đó dăm năm tôi đã một lần đề cập, rồi hôm qua, Hội thảo 100 năm Nhà thơ Nông Quốc Chấn, tôi lần nữa xin phép “lạc đề” nói qua(*). Tại sao? Tôi có mang tâm phân biệt không? Tôi biết nhiều nhà văn DTTS than phiền, rồi ngưng tại đó, không nửa lần lên tiếng, tội thế chứ.

Có gì ghê gớm đâu mà ngại?!

Continue reading