Sống Triết lí Cham-14. NON NƯỚC HAY CHIÊM BAO?

Phạm Công Thiện chết, trước đó Nguyễn Hiến Lê chết. Có sự nghiệp tàn độc như Hitler cũng chết, hay cao cả như Tolstoi rồi cũng chết.

1. Hölderlin:

Giàu sang trong công danh sự nghiệp

Nhưng một cách thơ mộng, con người sống trên mặt đất này.

Full of merit,

yet poetically, man dwells on this earth.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-13. THẦY MINH TUỆ CÓ LÀM GÌ BÀ ĐÂU…

Thử xét 3 tiết mục.

[1] Từ con người…

“Thầy Minh Tuệ có làm gì bà đâu, mà bà la lối thầy” là câu hỏi tôi thường xuyên bắt gặp, và người nói đinh ninh mình… trúng. Bởi nhìn phớt qua, nó có vẻ như thế thiệt.

Bạn là nhân vật ảnh hưởng đến cộng đồng, một người “trí thức” “tu trí tuệ” [như bà NPH] có quyền lên tiếng, tán thán, phê phán hay bênh vực. Đó là với các nhân vật đang sống, đạo sĩ Minh Tuệ là một.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-13. NHƯ THỂ LÀ BIỂU TƯỢNG

[… đầu tiên & cuối cùng]

“Biểu tượng” là chữ tôi dùng ở bài đầu tiên, khi hiện tượng Minh Tuệ xuất hiện. 5 tháng đi qua, biểu tượng ấy ngày càng sáng rỡ, chói lòa.

Tôi gọi ông là “đạo sĩ”, hàm nghĩa: Người đi trên đường, kẻ hành đạo theo nghĩa nguyên ủy nhất của từ.

Minh Tuệ là ánh sáng. Ánh sáng ấy đến tự nhiên như nhiên, không làm gì cả vẫn khiến bóng tối kinh hãi. Và giật mình…

Độc địa nhất: Thằng tào lao, thằng ba trợn.

Và cả hài hước [đen] nhất: Cu Tuệ đã sao kê chưa?

Chỉ là vài cá biệt.

Còn thì ánh sáng lan tỏa khắp. Chúng sinh các nơi tùy duyên mà đón nhận. Ở đó bật ra bài học vô cùng thâm hậu:

Từ thiện lớn cỡ nào cũng không bằng từ thiện giới cho chính anh.

A-di-đà Phật.

Tiếng Cham của bạn. CHAM CHÀO THẾ NÀO?

“Bạn không nhìn thấy cái gì đó, không phải nó không có” – Inrasara nói thế!

[xem video ở kênh Inrasara-TV]

Lạ lắm, tôi vừa biết có người kêu Cham không có chữ ‘xalam’ (chào)! Người có học đàng hoàng chớ chẳng đùa. Như trước đây…

[1] Có bạn kêu Cham không có chữ ‘karun’ (cảm ơn). Chuyện dài tập, từ thời Ban Biên soạn, các bác chưa dùng, mãi khi tôi vào làm việc, đưa ra đủ đầy tang chứng, Ngữ văn Cham mới có ‘karun’ từ đó [đã kể].

Continue reading

Tôi dạy con-44. CÓ THỂ LÀM MỘT LÚC 2-3 VIỆC KHÔNG?

Câu trả lời: có thể! Bộ óc con người lạ lắm, nó như cái tủ nhiều hộc, nhiều ngăn. Biết sắp xếp khoa học, ta có thể xong ngăn này mở ngăn khác, làm tiếp – như Napoléon ấy. Hay cùng lúc mở vài hộc, công việc cứ thế tiến hành.

Đây là kinh nghiệm của tôi…

[1] Giai đoạn 1982-1986, ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm

Continue reading

Sống Triết lí Cham-11. KHÔNG ĂN CẮP/ CƯỚP

[hay. Làm sao để giải/ thoát khỏi lời nguyền?]

Lời nguyền, có; giải lời nguyền, có; nhưng nó ở đâu và làm thế nào? Ariya Glơng Anak, câu-3:

Gram xarawan duix di haget bloh ô thah/ Bbai tapuh di graup nưrah tagrang kađong pak halei’: “Đất nước tội tình gì mà không thoát/ Đã dâng chuộc khắp rồi, hỏi còn vướng mắc nơi đâu?”

CHAM

Continue reading

Hani-16. TÌNH HÌNH HANI & CHUYỆN THĂM BỆNH

Hani tạm ổn, khó ngồi dậy, nhưng vẫn lăn qua lăn lại được. Con cháu chăm tốt, phân công rạch ròi, thấy tạm ổn thì mỗi đứa đi công việc của mình. Còn mỗi ngài Inrasara!

Tối, tôi mở hờ cửa phòng để Hani kêu, khi có chuyện. Ban ngày, ngồi viết khoảng 30-40 phút, tôi mở cửa dòm qua. Nhà vắng, lắm khi nghe cô đơn đời. Và tôi nghĩ giá như… giá như…

Thôi, đừng có “giá như” nữa, mà nói chuyện khác.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-10. TỪ TƯ DUY BIỂN LỚN ĐẾN NHẬP CUỘC VỀ HƯỚNG MỞ

[1] “Tư duy biển lớn” là chữ Tạ Chí Đại Trường dành cho Cham (Damau, 8-1-2009). Từ tư duy ấy, Cham mang tinh thần phiêu lưu.

Cham đóng tàu 37 sải viễn dương sớm và xa, Cham biết làm kinh tế thị trường từ rất sớm:

“Cư dân Chăm cổ thường xuyên có mặt ngoài khơi, ngoài đảo xa. Vì thế họ đã có sự giao lưu kinh tế văn hoá với thế giới hải đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” (Nguyễn Đức Hiệp-2006).

Continue reading

Sống Triết lí Cham-9. KHÔNG NÓI DỐI

[1] Sinh hoạt tín ngưỡng, người Cham hay mời ‘Gru urang’ “Thầy pháp” đến cúng. Trong các kinh cúng tế, loại kinh Agal thứ cấp dành cho đại chúng, có câu chúc lẫn lời rủa.

Thei đôm thoh tagloh mưta, thei đôm jhak ak coh

“Ai vu khống người sẽ bị mù mắt, ai nói xấu người thì bị quạ mổ”.

Hơi bị ghê! Thầy hành lễ, thầy đọc, thầy “rủa”, đại chúng Cham nghe, tai này đi qua tai nọ. Lạ không? – Bởi ngoài đời, ta cứ nói dối, vu khống nhau, nói xấu nhau sau lưng, như không có gì vừa xảy ra ở đó. 

Continue reading