Thương ca vô tận-22. THƯƠNG NHÀ THƠ VIỆT NAM

Hồi bé tôi rất nể ông láng giềng Kadhar Gam Muk quản trăm con dê, mãi thắc mắc làm sao phân biệt được dê nhà để tách đàn khi chúng lẫn vào đám khác. Hệt mùa Xuân 1969, một tiểu đội lính Mỹ ghé qua làng, bà nhà quê kêu: Ba anh trắng thì được, chớ làm thế nào biết được mấy anh đen kia ai là ai, mà gọi nhỉ.

Đi nói chuyện các nơi về thơ, đến tiết mục hậu hiện đại, tôi hay đọc 3 bài thơ: “Lê Dũng nói…” của Lê Vĩnh Tài, “Cut” của Lê Anh Hoài, và “khóc văn cao” của Bùi Chát để minh họa.

Continue reading

TRĂM NĂM TRONG CÕI[*]

[hay: Nhớ Ngọc Trinh-01]

Ngọc Trinh bị bắt

Lưu Bình Nhưỡng vừa bị bắt

Trịnh Xuân Thanh. Trầm Bê. Cù Huy Hà Vũ. Trần Huỳnh Duy Thức. Chị Hằng. Điếu Cày cùng đôi dép tổ ong. Phan Quốc Việt. Trương Mỹ Lan. Đỗ Anh Dũng và Dương Chí Dũng. Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Hồn Cụ Kình. Hồ Duy Hải vẫn chưa chết. Phạm Đoan Trang. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn.

Ngọc Trinh Ngọc Trinh

Continue reading

Thương ca vô tận-21. HUYỀN NGHĨA CỦA KHỔ

Có 4 cấp độ…

1. Ở giai độ nhân loại

Đức Phật tuyên chân lí đầu tiên: Khổ đế.

Nỗi này thiên hạ bàn nhiều, xin miễn thêm bớt.

2. Với tư cách nhà văn

Henri Miller: Tiếng run rẩy đầu tiên được đặt vào trang giấy là tiếng của thiên thần bị thương: KHỔ.

Một tâm hồn sáng trong bị vùi giập, một giấc mơ đẹp bị đày đọa, một tinh thần phiêu lưu khai phá bị chặng họng: khổ.

Continue reading

Bí mật của thất bại-18. HUYỀN NGHĨA CỦA THẤT BẠI

Bạn năng khiếu thơ, ra được vài tập để tiếng với đời, rồi thôi; hay bạn phấn đấu đút túi được thẻ Hội Nhà văn, là nghỉ; hoặc bạn đã từng dan díu với thơ ca, khi thấy lợi và quyền hấp dẫn hơn, bạn lao vào giành giật, mãi hưu bạn quay lại với văn chương, in vài công trình lưu danh cho con cháu.

Chơi kiểu ấy, bạn đang hạng ruồi, hạng nhất thì khác.

Là khi có lí tưởng, được trời phú cho tài văn, bạn dùng văn chương chữ nghĩa phụng sự cho lí tưởng đẹp kia, quyết liệt và không ngưng nghỉ.

Vậy đâu là ngoại hạng?

Continue reading

Bí mật của thất bại-17. TẮT LỬA

[Em ơi! Lửa tắt, bình khô rượu… Vũ Hoàng Chương]

Mãi 6 tháng tôi mới có dịp trở lại Sài Gòn.

Bát ngát người và câu chuyện. Bạn Cham, sau Tọa đàm 50 năm Văn học Nghệ thuật Cham TPHCM. Rồi các nhà báo phỏng vấn và xin số điện thoại. Tiếp tới là bạn văn Việt, trong lẫn ngoài nước. Ở đó bật lên hai chuyện: Chỉ dấu của tắt lửa và dấu hiệu bùng cháy ngọn lửa mới trong thế giới chữ nghĩa.

Tắt lửa: một bạn thơ tìm liên hệ với Sara về đường lối vào Hội Nhà văn. Tôi trả lời, có lẽ bạn không đọc Inrasara nên không biết tình hình: Ổng đã nghỉ Chủ tịch Hội đồng Thơ từ năm kia rồi!

Continue reading

BẢN NĂNG THI SĨ CỦA LÒ NGÂN SỦN

[trích: Inrasara, 20 khuôn mặt nhà thơ DTTS Việt Nam, 2017]

Có thể ví văn học Việt Nam như thân cây có năm rễ. Rễ chồi đâm sâu vào lòng đất, bao gồm toàn bộ sáng tác dân gian của tất cả các dân tộc. Bốn rễ phụ bò ra bốn hướng rút tỉa tinh chất từ những vùng đất lkhác nhau. Nhánh vươn ra phía Bắc nhận ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, đại biểu là văn chương bác học của người Việt từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Nhánh vói qua phía Tây hút dưỡng chất từ văn học phương Tây, là bộ phận lớn của văn học Tiền chiến. Nhánh bò lan vào nhiều khu đất mầu mỡ của sáng tác thành văn của các dân tộc. Các nhánh còn lại đâm xuống phương Nam nhận nhựa sống từ văn học Ấn Độ xa xôi, ở đây văn chương cổ điển Champa là đại diện.

Continue reading

CHAM TÂY, GIẠT TRÔI KIẾP LỤC BÌNH

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về nam rồi mất hẳn vào năm 1832.

Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ. Từ cộng đồng Cham Hải Nam – Trung Quốc đến Cham Malaysia, từ Cham Philippines đến Cham Thái Lan, trong số đó cộng đồng Cham ở Campuchia chiếm số lượng vượt trội.

Continue reading

Thương ca vô tận-20. TUỆ SỸ & TINH THẦN QUÝ TỘC ĐÔNG PHƯƠNG

Tin Tuệ Sỹ mất, tôi không buồn.

Như thuở làm sinh viên Sài Gòn 1977-78, người tôi muốn tìm gặp không là Chế Lan Viên, không phải Bùi Giáng hay Trịnh Công Sơn, mà Tuệ Sỹ – duy nhất. Không gặp được ông, tôi không buồn. Nghe tin ông bị kết ản tử hình, tôi cũng không buồn.

Tại sao? Bởi tôi biết ông không thể chết, nói khác đi: Tinh thần Quý tộc Đông phương nơi ông không thể bị giết chết.

Continue reading

7 KHOẢNH KHẮC INRASARA

Năm 2019, VTV9 đặt cho tôi câu hỏi: Đâu là khoảnh khắc làm thay đổi sống và viết của Inrasara? Theo thứ tự thời gian, tôi nêu ra 7, và họ chọn thứ [2]. Còn bạn thế nào? Và đâu là những “khoảnh khắc” của bạn? Thành hay bại không là vấn đề, chỉ cần nhớ và suy nghiệm thôi, cũng đủ làm cho đời ta nặng trĩu ý nghĩa.

[1] Làm bộ Văn học Cham 

Ở lớp Đệ Tứ trường Trung học Pô-Klong, tình cờ đọc một nhận định của nhà dân tộc học người Pháp, rằng Văn học Cham chả có gì đáng nói cả, bó gọn trong vài chục trang sách là cùng.

Continue reading

Giải trí buồn. SÀI GÒN THÌ KHÁC

Theo facebook Lao Ta sáng 3-12-2023, “Triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường” tại Hà Nội, hơn 180 mà có đến 31 chân dung bị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội duyệt loại. Tạm kê 10:

Phan Khôi, Hoàng Cầm, La Khắc Hòa, Tạ Duy Anh, Hoàng Minh Tường, Hoàng Quốc Hải, Trần Đức Thảo, Nguyễn Duy, Lê Đạt, Phùng Cung…

Lạ vậy chớ, dân mạng la làng, cũng phải thôi.

Sài Gòn thì khác, có phân biệt đối xử đâu nào!

TÂM VÀ TÀI – HỌ LÀ AI? là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, năm 2012 đã triển lãm 15 ngày tại Nhà Văn hóa Thanh Niên, được NXB Trẻ in thành sách và ra mắt tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ – TP Hồ Chí Minh. 

Sách dày 864 trang, nặng đúng 5kg, “tập hợp 400 gương mặt xuất sắc, nổi trội trong nhiều lĩnh vực” của Việt Nam thế kỉ XX. Ở đó có Võ Nguyên Giáp, Phạm Duy, Nguyên Ngọc, Ngô Bảo Châu, và cả… Inrasara nữa!