Sống tôn giáo-27. TẠI SAO CẦN DƯỚI CHƠN THẦY?

[hay. Toàn cảnh đạo sĩ Minh Tuệ nhìn từ ánh sáng Minh triết Cham]

[1] Tại sao cần “dưới chơn thầy”?

Bài học từ Cham…

Tiếp nhận triết học Ấn Độ, Cham có 4 loại kinh. Kinh tụng do Gru Urang nắm giữ, Kinh lễ hiện dành cho việc cúng tế, Kinh rừngKinh tuệ.

Kinh rừng thuộc dạng bí tuyền, ở Cham hiện đại mỗi ông họ tôi Phok Dhar Cơk sở hữu và dùng. Do thiếu thầy hướng dẫn, ông thực hành sai đến tẩu hỏa nhập ma. Cuối đời ông lang thang “ăn xin” rồi mất.

Continue reading

Sống tôn giáo-25. ĐẮC & HÀNH ĐẠO CHAM

Một vụ nổ lớn Bigbang trong bề sâu tâm thức, chắc chắn thế.

Ông thấy, và lên đường cô độc làm trận bộ hành bất tận, để cái hạnh từ thân pháp cùng ngôn từ mộc mạc ông tỏa ra luồng sáng bất khả tư nghì. Từ trung tâm vụ nổ ấy, ông đáp ứng với sự sự ngẫu nhiên xảy đến, không chút sai trật.

Người ta chửi, đánh, ca tụng hay sùng bái, ông vẫn thế. Còn vô danh hay đã nổi tiếng ngập trời, ông cứ vậy. Công an gợi mở ông có CCCD để tiện vé máy bay qua Ấn Độ, ông bảo xưa con từng ước bộ hành qua thăm xứ Phật. Hỏi cảm xúc ông khi gặp được cha mẹ sau nhiều năm, ông nói con coi cha mẹ mọi người như cha mẹ ông…

Continue reading

Tôi dạy con-25. HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN

Hãy yêu hãy yêu như ta chưa từng

đứa con đi xa bỏ hoang làng mạc

mang bụi đất quê hương về miền xứ khác

Và hãy yêu hơn con người chân chất

sống một đời ôm mang đất – phù du

Đoản thơ trong trường ca “Quê hương” viết ở tuổi 20, in Tháp nắng-1996. Vậy đó, hiểu thì không thể ghét được!

Continue reading

Sống tôn giáo-24. ĐẮC & HÀNH ĐẠO THƠ

Ngày sẽ hết, tôi sẽ không ở lại

Tôi sẽ đi dù chưa biết đi đâu

Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi

Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

Cây và cối, bầu trời và mặt đất…

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi

Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn

Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại

Con vi trùng, con sâu bọ cũng yêu luôn…

Continue reading

RIÊNG & CHUNG

Sau loạt bài “Tôi dạy con”, “Sống tôn giáo”… tôi nhận về 4 ý kiến:

[1] Inrasara đa sự nghiệp: Sự nghiệp trí thức, Nghiên cứu, Sáng tạo…

[2] Cái nào Sara cũng làm đáo để: Do có triết học phân tích, tinh thần phản biện, và tâm thành…

[3] Cuối cùng là buông bỏ. Từ 65 tuổi, tôi buông hết, buông cả “sự nghiệp”, để sống vui và sống có ích.

[4] Có ích thế nào? – Là Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal, kể câu chuyện Cham đến với thế giới.

Continue reading

Tôi dạy con-23. CHIẾN, TẠI SAO THẤT BẠI?

Chúng ta không đâm nhau, chém nhau

sau lưng chúng ta bắn phá nhau bằng nước bọt

cả hai tâm hồn chúng ta đều chết

(“Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, 2002)

Sau vụ Yeah-1 và Quán nước lối lên tháp Pô Klong Girai, tôi viết loạt bài: “Đấu tranh thế nào để hiệu quả?’, nay tóm làm bài học. Nguyên tắc chung, trước một vấn đề hay sự cố:

– Biết sớm, biết cụ thể và đầy đủ;

Continue reading

Tôi dạy con-20. THẤT BẠI, SAO PHẢI BIỆN MINH?

Bệnh, do lỗi của con, chứ không bởi đâu khác!

Hỏng, thất bại, ta luôn tìm ra cái cớ đổ lỗi.

Người, do lấy phải con vợ tệ quá; đứa, tại mấy tên bạn phản trắc; chị, bởi bố mẹ không ủng hộ; anh, vì cộng đồng Cham không hiểu mình; kẻ nữa không thể triển khai tư tưởng cao siêu được bởi chế độ; thậm chí bị cảm lạnh, ta cũng nghĩ lỗi do ông Trời.

Continue reading

Đu trend giải trí. ĐẠO SĨ THƠ KHÁC THẾ NÀO?

Tút “Kẻ chẳng làm gì cả”, có 2 bạn la tôi: Nếu ông coi Minh Tuệ là “biểu tượng”, sao không bỏ nhà mà đi theo ông, ông có làm được không? Hỏi, rồi như lệ thường, chửi tôi… mù màu! Vui chớ bộ, bởi đó cũng là lối nghĩ rơi rớt đây đó. Thành cái cớ cho giải trí này chào đời.

Giống: hai tôi cùng đắc đạo; khác: ông Đạo Phật, còn tôi Đạo Cham.

Giống: cả hai đều buông.

Continue reading

Tôi dạy con-19. TỪ CHAM ĐẾN VIỆT NAM QUA THẾ GIỚI

[ý kiến của Sara về vụ mới nhất ở Cham]

Hai ngày Sài Gòn về, mở laptop thấy tin nhắn của bạn thế hệ mới, nguyên văn: “Qua vụ Brian wu với Ts Món, hình như rối ren nhất định, cháu mới đọc hai hôm, thực hư thế nào, cei cho ý kiến.”

Xin nói ngay: Tôi có nghe vụ này, nhưng tuyệt chưa đọc và không đọc, vì không quan tâm.

Ngay khi bước vào thế giới chữ nghĩa Cham, tôi đã nói ngay [ở phần kết Văn học Cham khái luận, 1994] rằng tôi không là nhà nghiên cứu, càng không ý định “làm khoa học”, mà từ lòng đời sống và văn hóa Cham – tôi kể câu chuyện Cham đến thế giới.

Continue reading

Tôi dạy con-18. HÃY ĐẨY KHẢ NĂNG LÊN TẦM CAO NHẤT CÓ THỂ

[hay. Từ khiêm tốn đến Kiêu hãnh sang trọng]

Không phải hàng đầu, cũng không phải số 1 hàm ý so sánh, mà – ở mỗi công việc, con hãy đẩy khả năng của chính con lên tầm cao nhất có thể. Hay nói đầy hình tượng như Nietzsche: Nắm lấy tóc mình mà kéo lên!

Thế hệ tôi, Chakleng từng sở hữu 3 sinh linh có tài năng thiên phú – gần như toàn diện, nhưng rồi 2 người do tâm tính, đã tự phá hoại chính mình, 1 còn lại cũng đang mang nguy cơ đổ bể. Sau đó, Chakleng sản sinh 1 thiên tài siêu hạng nữa, nhưng do “không ai hiểu cháu cả, cei Trạm à”, thế nên chàng trai cả ngày đi lang thang và lang thang…

Continue reading