Bài học Minh Tuệ-3.SỐNG VUI VẺ

Minh Tuệ: Con không có nhà, con không nhận tiền, nên không có gì để giữ cả. Con đi và họ cho con ăn, con hạnh phúc. – Đơn giản và rõ ràng.

Nhà văn Mỹ Henry Miller nói to hơn: hạnh phúc nhất – “I have no money, no resources, no hopes. I am the happiest man alive“, dù qua giọng điệu, tôi biết ông như thế thiệt.

Tôi không nói “hạnh phúc”, càng không xài chữ “nhất”, mà là vui.

Continue reading

Giải trí buồn. NỖI NIỀM KARAOKE

Mọi người cứ nghĩ tôi học giả lụ khụ cụ non ghê lắm, có thế đâu. Tôi cũng là nghệ sĩ, nghệ nòi chớ chẳng chơi. Năm 2005, VTV1 còn bình chọn tôi 1 trong 4 Nghệ sĩ Tiêu biểu của năm nữa là! Nghĩa là cũng yêu thơ phú, cũng khoái hát hò, và từng Karaoke…

Riêng Karaoke xảy ra bao nhiêu nỗi, kể tuần tự…

Năm 1991, Quán Tạp hóa nhà tôi giữa làng mở hàng Karaoke đầu tiên, hát trả tiền. Nhà không vách ngăn, tôi vẫn ngủ ngon lành, dù volume to cỡ nào. Rồi một sáng, ông Hiến qua gặp tôi:

Continue reading

NGỦ, CHUYỆN LỚN CỦA TUỔI GIÀ

Hôm qua giỗ năm chú Đạt Chữ, anh em lâu ngày gặp mặt, vui đáo để. Mà dân Chakleng, chuyện xã hội với cộng đồng luôn chiếm ngôi đầu. Ở đó có vấn đề chức sắc tôn giáo Cham, cả chuyện ngủ nghê của tuổi già nữa.

Mỗi tối, anh được 2 tiếng rồi cứ trằn trọc, chú đi qua 3 tiếng đã là đỉnh. Ngán nhất là mắt cứ thao láo mở mà không biết làm gì. Đã vận dụng bài xoa bóp, bấm day huyệt này nọ, nhưng có lẽ do chưa đúng, chưa đủ, tâm chưa thoát nỗi trần ban ngày để nó ám ảnh nhảy nhót như loài khỉ, hoặc chỉ thuần do cơ địa.

Continue reading

Tôi dạy con-33. ĐỊNH LUẬT GIÚ MÌNH TRONG BÓNG TỐI…

Đám cây non vội vươn lên khoảng xanh

mà rễ chưa cắm sâu vào đất

chỉ cần một cơn bão rớt

cũng đủ làm chúng run bấn lên.

(Tháp nắng-1996)

“Giú mình trong bóng tối vô danh” là mệnh đề tôi thường xuyên lặp lại trong các bài viết của mình. Đó là thứ định luật ẩn mình dài lâu, chuẩn bị cho tăng trưởng đột phá.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-1. HỌC NHI BẤT YẾM

“Học không chán”. Dẫu sao học kiến thức thì dễ, học làm người mới khó.

Đạo sĩ Minh Tuệ, tôi học ở ông nhiều hơn bất kì con người nào tôi từng gặp, từng sống với. Lời lẽ như tầm thường mà đầy trí tuệ, tưởng giản đơn mà thẳm sâu, siêu vượt. Ở mỗi bài học, tôi sẽ kể chuyện thực tôi kinh qua, để ai có tai thì nghe, có tâm thì học. Karun & Thuk siam!

Continue reading

Sống tôn giáo-49. TRONG CÕI MINH TUỆ

[thơ hậu hiện đại]

6 năm & 13 Hạnh đầu đà.

Một sát-na Ông hóa hiện.

Kịch bản bất khả đoán. Đánh thức ngàn, vạn, triệu người. Phật tử & không Phật tử. Bình dân & Trí thức. Tín thành xen lẫn Hiếu kì. Tăng đoàn tăng lên ngày qua ngày. Ngất xỉu, Bỏ cuộc rồi Tan đàn. Đám đông & An ninh.

Con không mời cũng không đuổi họ đi. A-di-đà Phật.

Continue reading

Văn & người-1. VIẾT, LÀM SAO KHÔNG BẾ TẮC?

[trả lời thư bạn trẻ]

Henry Miller: Why don’t you try to write Tại sao bạn không thử viết đi?

Viết, không phải để kiếm tiền xài, cầu thành nhà thơ hay nổi tiếng… mà VIẾT.

Làm sao cei viết được nhiều như thế? – Tôi có cái để viết, có thời gian viết, và nhất là – viết đều đặn. Viết như công chức làm việc, và còn hơn thế. 

Còn tôi CÓ GÌ để viết? Từ sống phong phú [vùng đất, con người và ý tưởng + cô đơn]. Từ đi, gặp, nghe, hỏi và ghi chép. Nói thì dễ, làm được điều giản đơn này đòi hỏi thật… khiêm tốn. Tạm kê:

Continue reading

HÔM QUA TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ MỚI?

Ở anh Long trong đối thoại với đạo sĩ Minh Tuệ, và từ một bạn thơ.

Tháng 7 vừa qua…

Hành giả Trần Thanh Long từ Sài Gòn lên Gia Lai tìm gặp và được gặp đạo sĩ Minh Tuệ – là chuyện hiếm. Anh hỏi, con đã từ thiện nhiều, thầy có điều gì chỉ bảo thêm không? Minh Tuệ nói: “Anh từ thiện lớn cỡ nào, cũng không bằng anh BỐ THÍ GIỚI CHO CHÍNH ANH.”

Continue reading

Tôi dạy con-32. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC MAY MẮN?

Tin về Giải S.E.A Write Award, tôi trả lời Văn Bẩy trên báo Vietnamnet, 8-2005: “Inrasara, May mắn luôn đến kịp thời”. Đó là thật, không ra vẻ khiêm tốn gì cả. 12 năm sau, nghiệm lại mình, tôi tút: “Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn”, trên Inrasara, 1-2020.

Rồi ngó quanh, sao anh em, bằng hữu ít được như vậy, dù họ điều kiện thuận lợi hơn tôi, nhiều.

May mắn không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của đức hạnh – Khổng Tử. Cụ dùng chữ “đức hạnh”, chứ không phải nỗ lực, kiên trì để thành công như bên Tây, với 1% là tài năng, 99% là mồ hôi, đại loại vậy.

Continue reading

Sống tôn giáo-48. MINH TUỆ – ĐẸP, THẬT & BÃO TỐ

“Lời thật không đẹp; lời đẹp không thật” – Ainsi parlait Lão Tử.

Ngoảnh lại lời lẽ rải rác hiếm hoi của Minh Tuệ “ngẫu nhĩ ra hoa [chữ Bùi Giáng] trên bước đường bộ hành, nó THẬT nên ĐẸP lạ lùng.

Và lời thật-đẹp ấy, cùng bước chân thanh thoát ấy – một cách ngẫu nhiên, đã cuốn hút hàng vạn, hàng triệu người dõi theo, vừa hồi hộp lo âu, chợt òa vỡ trong niềm vui sướng ngập tràn. Và nó còn tiếp diễn ở những thế hệ đi tới.

Nietzsche: “Chính lời lẽ im lặng nhất mới mang tới bão tố, những tư tưởng rón rén trên bước chân bồ câu mới dẫn đạo thế giới”.

Dẫu sao…

Continue reading