Thơ của bạn thơ-66. THƠ, KHÁC & CHỬI

Cứ thấy khác là dị ứng, không hiểu cũng chửi – là thói tật khá phổ biến trong giới chữ nghĩa của ta hôm nay. Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều mới Hiện đại mà đã bị, huống hồ Hậu hiện đại.

Sau cái tút “Thơ Hậu hiện đại [được cho là hay] của Inrasara”, tôi nhắn tin hỏi ý kiến mươi bạn văn chương thuộc nhiều lứa tuổi, vùng miền: “Nói riêng, và thật lòng nhé”, để xem nó được đón nhận thế nào. Ngoài 1 bạn thơ “cho qua”, còn lại cảm nhận được, tán đồng, và… khen.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-6. MỌI NGƯỜI VỀ LÀM VIỆC CỦA MÌNH ĐI

[Đối thoại hơi bị quan trọng về công vụ của tôi với Cham]

“Mọi người về làm việc của mình đi…” – là lần đầu tiên ông xin được phép nói trước công chúng, để không bao giờ nói nữa. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông “nhăn”!

Vài người nghĩ ông ham nổi tiếng, khá bậy. Chẳng “làm” gì cả, là điều tối ý nghĩa của đời ông. “Con cứ đi thôi… tu cho đến chết”, như ông nói. Ông sống “triết lí” của mình [theo lời Phật dạy], như Sokrates, như… tôi.

Continue reading

THƠ HẬU HIỆN ĐẠI [được cho là hay] CỦA INRASARA

[2 tam tấu & 1 tứ tấu đọc tại Quảng trường New York Hoa Kỳ, Hội thảo Khoa học Quốc tế ở Đài Loan, đăng tạp chí Nhật Bản, Ấn Độ và thảo luận trên website Tienve -Úc]

TAM TẤU ORCHID ISLAND TAIWAN-2019

[chùm thơ viết trực tiếp bằng tiếng Anh đọc tại diễn đàn, sau đó tự dịch tiếng Việt đăng báo Văn nghệ-2022]

[1] Duy rác hạt nhân là muôn năm

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-5. PHONG THÁI MINH TUỆ

[& dự cảm ngày mai]

Làm sao Minh Tuệ có được một lực hút khó cưỡng, và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục? Cũng có vài vị thực hiện 13 Hạnh Đầu đà, riêng Minh Tuệ có được lực hút ấy, tại sao?

– Đó bởi ở phong thái, – phong thái toát ra từ trung tâm đạo hạnh Ông.

Bước chân thanh thoát. Tiếng “dạ, con…” đầy khiêm cung. Sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Lời lẽ giản dị, chân chất mà thâm hậu. Sau mỗi cho đi hay đón nhận, bàn tay trái Ông đưa lên ngang trán lễ cực nghiêm trang kèm “A-di-đà-Phật”. Cái nhìn né tránh khi được người đảnh lễ. Nhất là nụ cười “niêm hoa vi tiếu” tràn tình yêu thương. Cùng bao hành vi vi diệu khác.

Continue reading

Giải trí siêu cấp. CÓ NHÀ THƠ…

[hay. Thương ca vô tận-31]

Có nhà thơ cả đời phấn đấu vào Hội Nhà văn Việt Nam

Có nhà thơ tuyên tao đếch cần Hội Nhà văn rồi lại lẻn vào

Có nhà thơ vào rồi ra rồi vào rồi ra

Có nhà thơ khoái làm lãnh đạo, vai nào cũng được, miễn là lãnh đạo nhà thơ

Có nhà thơ thèm một lần được an ninh mời uống cà-phê

Continue reading

Thương nhà văn VN. SỢ LÀM NHÀ VĂN LỚN

[trả lời bạn văn mới nhất & cũ nhất]

[1] Hôm qua tôi và bạn thơ Lê Vĩnh Tài còm trao đổi qua lại về chữ “minh triết”, tôi nói: Hơn nửa đời hư ngụp lặn trong văn hóa Cham, và từ giữa lòng Cham, tôi nhìn thấy – qua đó làm nên Minh triết Cham.

Sao không là triết? Cham không có triết học sao? – Có. Cham có từ ‘xakarai’. Thuở bé đi hóng chuyện ở các đám, lễ, tôi nghe các vị “nông dân-trí thức” Cham ‘pacoh xakarai’: tranh luận triết học. Có, họ mới tranh luận. Triết học là tư duy có hệ thống. Nhưng qua bao luân lạc và thất tán, hệ thống đó cũng làm lạc loài.

Continue reading

CHAKLENG, CÒN KHÔNG THẲNG TÍNH & CÔNG BẰNG?

Chakleng mang tiếng “chơk”, “sanh sự”. Do tánh CÔNG BẰNG mà ra, nó được bài đồng dao xác minh từ xưa. Tôi đặc chất Chakleng, ông Klơng Thân tôi cũng hệt, đụng chuyện lớn cộng đồng – các ông Cham luôn đẩy ông ra ứng chiến [đã kể]. Ông có 2thứ: thẳng thắn & độc tài, may – tôi đạp cứt ông mỗi 1: thẳng thắn. Và tôi mang vào tận thế giới văn chương.

Báo VnExpress: “Vấn đề là từ trước đến nay, ít ai đề cập đến nó một cách thẳng thắn, chân thành và mạnh mẽ như Inrasara”.

Luận án TS về tôi, viết: “Chúng tôi tự hỏi liệu bức tranh phê bình văn học đương đại VN sẽ như thế nào nếu thiếu đi tiếng nói thẳng thắn và mới mẻ của Inrasara?”

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-4. PHONG CÁCH MINH TUỆ.01

[& Vài minh định về ngôn từ]

Trước khi đi vào phân tích “phong cách”, điều khiến Minh Tuệ có được sứt hút không thể cưỡng nhiều thành phần người khác nhau, xin có vài minh định về ngôn từ để tránh thêm ngộ nhận không đáng.

[1] Tít “Bài học Minh Tuệ” là nói ngắn gọn, dài dòng hơn phải là “Bài học từ/ qua hiện tượng Minh Tuệ”. Bài học làm thành serie, chủ yếu:

Continue reading