Tết-03. TẾT NÀY TÔI ƯỚC GÌ?

[Chuyện tôi & anh Đạm, chuyện Chakleng & điều ước cho tuổi trẻ Cham]

1. Năm 1994, từ Cư xá Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi dời về Cư xá Thanh Đa.

Hani đi đi về về lo chạy hàng, tôi và 4 đứa ở lại chăm nhau. Mỗi sáng sau khi lo điểm tâm cho bọn nhóc, tôi đạp xe qua Đại học, có mặt trước 7g.

Trưa, nhiều bận tôi chạy vội qua nhà vợ thầy Tuyên ở Tân Phú, đi và về mất 34km, rồi quành qua Trung tâm làm việc. Tối, còn thức khuya lo cho xong bản thảo Văn học Dân gian Cham, mà thời buổi ấy hãy còn viết tay nữa mới ớn.

Continue reading

Tết-02. THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CỦA THẾ GIỚI VỀ CHAM

Chớm 68, tự kiểm, tôi đã làm được gì cho Cham? Cụ thể hơn, tôi đã giúp thay đổi cách nhìn của thế giới bên ngoài về Cham như thế nào?

1. Họ biết rằng Cham có nền Văn học sáng giá.

Paul Mus tự tin tuyên: Văn học Cham chả có gì đáng kể cả, bó trong 20 trang sách là cùng. Sau ông, chỉ là vài giới thiệu lẻ tẻ, chứ chưa toàn cảnh và cận cảnh như tôi đã làm.

2. Cham có Minh triết và nền Triết học

Continue reading

Sống triết lí Cham-53. TINH LỰC ĐỜI, TA TIÊU TÁN ĐƯỜNG VÀO ĐÂU?

[tút Chào Xuân mới: Prana, Sinh lực, Khí, Năng lượng, làm sao điều hướng nó lên chiều kích của sáng tạo và tiếp cận vùng miền phúc lành của sống? Tút có vẻ quan yếu, cần dài, bạn đọc chịu khó tí để rút ra bài học về năng lượng!]

Lạ chứ, thời đoạn nào của đời tôi cũng tràn sức sống, như thể năng lượng thừa. Hệt mặt trời Zarathoustra của Nietzsche sau 10 năm lên núi ẩn tu, một sáng thức giấc nghe mình tràn ánh nắng. Mặt trời kia không thể giữ lại cho mình, mà thèm ban phát đến muôn loài.

Continue reading

Sống triết lí Cham-51. THẾ NÀO LÀ TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG?

Không chấp vào y áo, không bám vào giới luật tôn giáo nào bất kì, tiết chế tối đa nhu cầu, hiểu biết [chánh kiến, chánh tư duy] và tự tại [chánh niệm, chánh định], với sự giản đơn nhất có thể, bạn thõng tay đi vào chợ đời.

Bạn vẫn lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái.

Không tham tiền…

Continue reading

Văn & người-1. TỪ TRỐNG ĐẾN RỖNG

[Về kiểm duyệt, tự kiểm duyệt & tự do sáng tạo]

Trên Talawas, 10-2-2004, nhà văn Phạm Thị Hoài phát một câu về văn học Việt Nam chung nổi tiếng: “Hậu Đổi mới là thời hoàng kim của tự kiểm duyệt”. Ở Litviet, 3-12-2011, thi sĩ Nguyễn Quốc Chánh đưa ra nhận định về riêng nổi tiếng không kém: Inrasara là một người hô khẩu hiệu lớn giọng nhất của cách tân mà không biết có bị quở mắng hay ăn đòn chưa hay chỉ toàn ẵm giải thưởng của ma cô?”

Đích thị! Tôi viết tự do, nhiều thể loại và “ẵm giải thưởng” các nơi, riêng mục “quở mắng hay ăn đòn” thì chưa.

Tôi chưa hề ý định viết báo, vậy mà đã đăng hơn 1.300 bài báo. Lạ là, tôi hiếm khi gửi, mà chỉ gửi đi khi được mời. Báo lớn hay nhỏ, trong hay ngoài nước, tôi vô ngại. Thế nên, không có vụ tự kiểm duyệt hay bị kêu cắt chỗ này nọ, nhất là khi nó đụng đến ý lớn.

Continue reading

Trò chơi-8. CHAM, TRÒ CHƠI THẾ GIỚI

Vương quốc Champa mất, nền văn hóa truyền thống bị cuốn theo tất mệnh, đã thất tán nhiều. Không kể mấy lối nghĩ đã lỗi thời thậm chỉ tai hại – có nghiên cứu là để bảo tàng, còn thì nền văn hóa của dân tộc ấy vẫn còn lưu lại nhiều giá trị. Theo cei, đâu là giá trị nhất có thể vận dụng vào đời sống hôm nay?  Ở Sài Gòn vừa qua, Út Trà Kha hỏi tôi thế.

Qua quan sát và suy nghiệm, đây là 7 điều căn cốt cần bảo tồn và lan tỏa.

1. Truyện cổ: “Đi tìm học, bán vợ”

Continue reading

Chuyện văn-8. SỐNG & THƠ

[Làm sao sống hết mình mà vẫn thơ tận cùng?]

Đức Phật giác ngộ – thường trực, là điều chắc chắn. Chớ chúng sanh các loài trúng trúng trật trật, may mắn vài lần được ánh sáng ấy chiếu tới, đã là thiên tài.

Mỗi sáng thức dậy, bao bóng tối vây quanh, sẵn sàng vồ chụp lên tâm hồn yếu đuối ta. Làm sao ta có thể chống lại nó, để đón nhận nguồn sáng kia? Là nghệ sĩ, cái gì có thể nâng đỡ, để hắn có thể tiếp tục tồn tại và sáng tạo?

Continue reading

Chuyện văn-7. NHÀ VĂN VIẾT VỀ, HAY CHO MÌNH?

Albert Camus nói đại ý, khi viết về nỗi cay đắng nào đó, là lúc ông đã vượt bỏ nó. Nhà văn ta ngược lại, ưa giãi bày nỗi niềm.

“Tôi chỉ viết cho mình thôi”, hay “Tiếng thơ là tìm tri âm chứ không cần số đông”. Thi thoảng ta vẫn bắt gặp phát ngôn kiểu ấy, từ văn giới. Viết về này nọ, cả viết về mình, là viết cho mình. Dường có trật đường ray đâu đó, nếu không muốn nói là tự lừa.

Nhà văn khi viết VỀ, có thể về gì bất kì, là VIẾT CHO. Thế nên cái viết ấy cần độc giả, nhiều càng tốt, rộng càng hay, với hi vọng ảnh hưởng đến đồng loại, nhiều, rộng và xa hơn. Không thể khác.

Continue reading

Trò chơi-7. CHAM, TỪ ‘KHAN’ ĐẾN ‘AKHAR’

[& “Nếu hạt lúa không chết đi”]

[1] Một cụ nói, nếu quý ông Cham còn ‘thau krưn’ (nhìn ra) akhar’, quý nàng Cham còn giữ được ‘khan’ (váy) đồng âm “khanh”, thì chớ lo Cham mất.

Trước 1975, 10 năm Trường Trung học Pô-Klong, nữ Cham đã giữ được ‘khan’, riêng nam sinh chúng tôi tại các trường Tiểu học thuở ấy vẫn còn phải học ‘akhar’ năm đực năm cái. Thế nên sau khi Pô-Klong tiêu biến, Ban Biên soạn sách chữ Chăm thành lập năm 1978, được cho là một cột mốc lịch sử.

Continue reading

Nỗi Cham-20. CHAM MÃI CHỜ ĐỢI 1 CHẤT TRỤ

Không ai có thể hát thay chúng ta

nơi đây và lúc này

cả hôm sau – có lẽ” (Lễ Tẩy trần tháng Tư-2022)

[1] Câu chuyện

Anh bạn tôi có sức hút lớn, khổ nỗi đó lại hút về bàn nhậu, cùng bao nhiêu nỗi thị phi để nổ, và không gì khác. Tin về một nhà nghiên cứu “san định” Kinh sách Cham. Nghiên cứu để ra công trình, không gì hơn, trong khi công cuộc đòi hỏi tập thể lớn với nhiều thành phần người dự cuộc.

Cải cách tôn giáo Cham, cần tập thể ấy, cần hơn cả là CHẤT TRỤ. “Trụ” mang nghĩa sức hút, không phải nhờ địa vị và quyền lực, tiền bạc hay bia rượu, mà là “chất trụ” ở tự thân: Con người, tiếng nói, hay diễn đàn được đại đa số tin tưởng.

Tôi mang nỗi này hỏi vài người, để rồi chính tôi được/ bị cho là chất trụ đáng chờ đợi. Tại sao? – Sara nổi tiếng và uy tín. Tôi bảo, thời của tôi đã qua rồi, và tôi cũng đang như các bạn: CHỜ ĐỢI…

[2] Câu hỏi: Có phải cần đến nhân vật “nổi tiếng và uy tín”? – Không!

Mùa Hè 1975, 18 tuổi khi hãy còn đầu xanh tuổi trẻ, tôi đã làm chất trụ tổ chức 3 lớp dạy Akhar thrah tại Chakleng cho 70 sinh linh Cham đủ thành phần, lứa tuổi. Và thành công lớn.

30 tuổi, tôi mấy bận tổ chức “Hội nghị Chiếu dài” cho Cham tại quê nhà.

35 tuổi, được Đại học Tổng hợp mời vào Sài Gòn 1 tháng “biên soạn” Từ điển – đúng hơn chỉ rà soát bản thảo Từ điển đã xong, tôi biến nguy thành cơ. Để, không chỉ 1 tháng mà kéo dài đến 6 năm, không chỉ mỗi Từ điển Chăm Việt, mà cả Từ điển Việt Chăm, sau đó Ngữ pháp tiếng Chăm của Bùi Khánh Thế, rồi Tự học tiếng Cham Văn học Dân gian Cham của tôi nữa. 

Mà tôi khi ấy có “nổi tiếng và uy tín” gì cho cam. Chỉ mới trình độ 12/12, làm việc với các bậc thầy, tuổi cha chủ, học vị từ Phó Tiến sĩ trở lên. Ở đó, tôi trở thành chất trụ lúc nào không hay.

[3] Thế nào? – Dám làm, dám đứng trụ và dám trách nhiệm

Về Cải cách tôn giáo, để thành chất trụ, ngoài tâm tính và tâm thế, cần:

Hiểu biết căn bản về tôn giáo, phong tục tập quán dân tộc; gặp và trao đổi thoải mái với giới chức sắc, cả Ahiêr lẫn Awal; hòa đồng với mọi tầng lớp, thế hệ công chúng khác nhau; và có khả năng đối thoại với chính quyền.

4 yếu tố dồn vào Một, và Một kia dám và biết lên tiếng, làm sao Tiếng nói ấy được cộng đồng tin tưởng và chờ đợi. Ai trong cộng đồng Cham hôm nay như thế!?

[4] Trở lại chuyện cũ

Đặc san Tagalau, tôi cuốn anh chị em viết cho nó, đại bộ phận Cham ủng hộ nó, và lo cho nó. Về văn học, tôi chủ trì Bàn tròn Văn chương qua các tỉnh thành Việt Nam, cũng hệt.

Thảo luận Dự án Điện hạt nhânGhur Raneh, web Inrasara thu hút mọi ưu tư dồn đến, nhiều tên tuổi góp lời thảo luận, bà con Cham gửi gắm niềm tin. Chuyện Bà-ni như vụ đổi “Tôn giáo: Bà-ni” sang “Tôn giáo: Đạo Hồi” hay vụ video clip YEAH-1, bên cạnh các tiếng nói phụ trợ, facebook Inra Sara là trung tâm điều tiết mọi ý kiến, từ đó mở hướng giải quyết vấn đề.

Tiếc, khi tôi rời bỏ “chất trụ”, mọi mọi đều cuốn gói theo tôi.

Hiện ở Cham, diễn đàn nào có vai trò NHƯ THẾ? Hay ta mỗi người mỗi “đây với đó chỉ dựng chòi cô độc” mà hát? Ta không biết gom 5 ngón tay thành nắm tay, để có thể tung ra cú đấm quyết định. Buồn không!

Chưa bao giờ là muộn cả. Làm gì?