* Nguyễn Văn Tỷ đang lí giải lai lịch bài thơ tại nhà riêng với Inrasara – 2011.
Tôi Nguyễn Văn Tỷ, tình cờ đọc được bài thơ “Su-ôn bhum Chăm” là bài thơ của tôi được đăng nguyên bản trong sách Văn hóa làng truyền thống người Chăm tỉnh Ninh Thuận của tác giả Sử Văn Ngọc (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam). Dự án của Hội Văn nghệ Dân gian này là do Gs-TsKH Tô Ngọc Thanh làm Trưởng ban và chịu trách nhiệm nội dung.
Tại trang 248 của quyển sách nói trên, Sử Văn Ngọc có ghi mấy dòng chữ sau đây: “Cụ Thiên Sanh Cảnh, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm còn có bút hiệu Ja Mưta Harei hay Jaya Yut Cam, sáng tác nhiều bài thơ mang tính thời sự, chúng tôi chỉ trích một bài thơ “Ariya Suuen Bhum” có nghĩa “Nhớ quê hương” do Đàng Cải có bút hiệu Huyền Hoa dịch”. Sau đó là in trọn bài thơ nói trên, có sửa chữa, điều chỉnh 12 chỗ kể cả tựa đề bài thơ.
Tôi cho đây là việc tiếm quyền tác giả một cách trắng trợn đối với ông Sử Văn Ngọc nhằm khẳng định bài này là của tác giả Thiên Sanh Cảnh (thầy của ông ta – đã quá cố).
Tôi xin trình bày đầu đuôi câu chuyện sáng tác và in ấn bài thơ này một cách chi tiết và cụ thể như sau đây nhằm coi đó là NHÂN CHỨNG – VẬT CHỨNG của tôi để cho dư luận soi xét, đánh giá thực hư của vấn đề.
I. Xuất xứ của bài thơ
Năm 1963: Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Pháp văn Đà Lạt, tôi được bổ nhiệm làm giáo sư đệ nhị cấp (tức giáo viên cấp 3) tại Trường Trung học Ban Mê Thuột. Sau các giờ dạy học buổi chiều, tôi thường đến ngồi ngắm cảnh trên một ngọn đồi vắng nằm ngay phía sau trường, nơi có thung lũng tuyệt đẹp và phong cảnh thật hùng vĩ…
Câu mở đầu bài thơ “Biêr hray dok ngok bôn jua” (phiên âm theo bản đầu tiên) được dịch là “Buổi chiều, ngồi trên đồi vắng” mang cảm xúc và hình ảnh của cảnh quang đó. Bài thơ này ra đời vào tháng 5-1965 cũng nhằm mục đích kiểm tra thử ngôn ngữ Chăm có đủ số lượng từ ngữ để diễn tả tâm tình của con người trước khung cảnh thơ mộng của đất trời….
II. Ban biên tập Tập san Ước vọng 1 (1968)
Năm học 1966-1967, tôi xin chuyển về dạy ở Trường Trung học Duy Tân, Ninh Thuận và làm giáo sư dạy giờ cho Trường Trung học An Phước (Phú Nhuận).
Năm 1968, nhà trường có ra Tập san Ước vọng 1. Tôi có gởi bài “Su-ôn bhum Chăm” viết theo phiên âm La-tinh cho Ban biên tập gồm các vị là các thầy giáo: Thành Phú Bá (quản đốc), Đàng Năng Quạ, Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và có mời thêm hai vị trí thức Chăm là Thiên Sanh Cảnh và Lưu Quý Tân. Cách làm việc cùng chung phòng của Ban biên tập rất thoải mái, các thành viên tự ý chọn các bài để biên tập và chỉnh sửa. Tuy nhiên các bài thơ tiếng Chăm thì được giao cho hai vị Thiên Sanh Cảnh và Lưu Quý Tân. Các vị thường đọc thầm nhưng khi có vấn đề gì đó vướng mắc thì lại nói to lên để thảo luận. Chính vị vậy mà cụ Thiên Sanh Cảnh biên tập bài thơ của tôi lại nói to với tôi: “Tỷ này “bia hray” là từ nói, còn từ viết là “biêr hray”. Tôi trả lời: “Thế! xin bác cứ tự tiện sửa cho”. Cứ thế cụ Cảnh có sửa thêm hai chữ nữa là “Nit lô” sửa thành “Anit lô” và “mưlăm hray” sửa thành “klăm hray”. Còn ông Lưu Qúy Tân xem lại bài thơ này, khen hay và xin điều chỉnh lại hai khổ thơ cho thuận gieo vần (chỗ: “Anit lô Hamu Tanrăn takik hajan”; và “Anit lô Ia Binguk Ia Li-u”). Và chính ông Lưu Quý Tân chuyển từ chữ La-tinh thành akhar thrah (chữ Chăm truyền thống) để đăng trong Tập san Ước vọng 1.
Việc rất cụ thể như thế, tôi cho là ngoài ba vị là nhân chứng đã khuất (Thiên Sanh Cảnh, Lưu Quý Tân, Đàng Năng Quạ), hai người còn sống cũng là nhân chứng quan trọng của tôi:
– Nhân chứng 1: Thành Phú Bá, hiện sống ở California – Hoa Kỳ.
– Nhân chứng 2: Lưu Quang Sang cũng đang sống ở California – Hoa Kỳ.
III. Các nhân chứng khác
1. Dưới tựa đề “Su-ôn bhum Chăm”, tôi có viết: “Pôk payua ka Dương Tấn Thi thông Tôn Sung (QGHC Saigon)” (xin trao về Dương Tấn Thi và Tôn Sung) ký tên tác giả: Jaya Yut Cam. Hai anh này là bạn học với tôi chứ không bao giờ là bạn của cụ Thiên Sanh Cảnh, đáng bậc cha chú của chúng tôi. Khoảng một tháng sau anh Dương Tấn Thi có gặp tôi và hỏi:
– Jaya Yut Cam có phải là anh không? Tôi trả lời:
– Không! (để đùa).
– Sao? Ai ở Ban Mê Thuột biết tôi lại viết tặng thơ ấy???
– Tôi cười và nói: anh thấy bài thơ ấy thế nào?
– Được đấy! (cười)
Còn Tôn Sung thì tôi ít gặp, nhưng tôi chắc là anh ta có đọc bài thơ này vì Tập san Ước vọng 1 được gởi tặng anh ta. Như thế, tôi có thể nói là:
– Nhân chứng 3: là Dương Tấn Thi, sống tại Paris – Pháp (tháng 8-2012 đang có mặt tại thôn Như Bình, Ninh Thuận).
– Nhân chứng 4: là Tôn Sung hiện sống tại Chicago – Hoa Kỳ.
2. Năm 2007, anh Thuận Ngọc Liêm có gặp tôi và nói: “Em thích thơ “Su-ôn bhum Chăm” của thầy lắm. Xin thầy cho phép em dịch thơ ấy sang tiếng Việt”.
Tôi trả lời “đồng ý”. Tôi đã cho photocopy thành nhiều bản bản dịch tiếng Việt để phổ biến cho anh em. Nhiều người thích thú và khen ngợi. Như vậy:
– Nhân chứng 5: là Thuận Ngọc Liêm hiện ở thôn Phú Nhuận, Ninh Thuận.
IV. Đã công bố trên các tập san và các sách văn hóa – giáo dục
Bài thơ “Su-ôn bhum Chăm” của tôi ra đời vào tháng 5-1965. Thời gian trôi qua đã 47 năm và đã từng được công bố trên nhiều tập san, sách nhưng chưa có một người nào lên tiếng tranh chấp quyền tác giả với tôi, kể cả Sử Văn Ngọc, cho đến thời điểm sách Văn hóa làng truyền thống người Chăm tỉnh Ninh Thuận ra đời năm 2011. Những sách và tập san đã in bài thơ “Su-ôn bhum Chăm” là:
1. Tập san Ước vọng 1 của Trường Trung học An Phước, Ninh Thuận xuất bản vào năm 1968, do ông Thành Phú Bá làm chủ bút.
2. Sách giáo khoa Tiếng Chăm 5 (NXB Giáo Dục, H., 1996) do ông Hoàng Văn Sáng làm chủ biên có xin phép tôi để trích một đoạn là “Anit lô Ia Binguk, Ia Li-u” để dùng làm bài tập đọc.
3. Tập san ảnh do Chế Linh làm chủ biên là Bingu Chămpa đã đăng bài thơ nói trên vào năm 2008 và ghi rõ tên tác giả là Jaya Yut Chăm (Nguyễn Văn Tỷ), với bản dịch của nhà thơ Inrasara.
4. Văn học hiện đại – Thơ (Tủ sách Văn học Chăm) do nhà thơ Inrasara chủ biên (NXB Văn học, H., 2008). Ở trang 234, có giới thiệu rõ ràng: Jaya Yut Cam – Họ và tên khai sanh: Nguyễn Văn Tỷ, bút danh khác: Chế Vỹ Tân, sinh ngày 24-4-1938 tại làng Phước Nhơn, Ninh Hải, Ninh Thuận. Tiếp sau đó in trọn bài thơ.
5. Tuyển tập Tagalau 11 (NXB Văn học, H., 2010) có giới thiệu “Sáng tác Chăm hiện đại – thơ tiếng Chăm” của Inrasara. Ở trang 68, tác giả viết: “… bài thơ Chăm hiện đại được biết đến đầu tiên, nó đã thế. “Su-ôn bhum Chăm” gần gũi ở thi ảnh, cân đối trong nhịp điệu, đơn giản trong câu chữ và nhất là khơi đúng tâm trạng Chăm, nên được truyền bá rộng rãi đến nỗi bài thơ nghiễm nhiên thành một sáng tác vô danh. Dù không ít người biết tác giả của bài thơ là Nguyễn Văn Tỷ nhưng họ muốn biến thành của chung, thành thứ văn học dân gian và hát nó bằng điệu “pwơc jal” vãi chài của dân ca Chăm”. Sau đó có trích in bốn khổ thơ “Su-on bhum Chăm”, do chính Inrasara dịch.
6. Sách “Đời sống văn hóa – xã hội người Chăm Việt Nam” của Nguyễn Văn Tỷ (NXB Lao động, H., 2010) có đăng trọn bài thơ “Su-ôn bhum Chăm” và có nhắc lại bút hiệu Jaya Yut Cam tức Nguyễn Văn Tỷ. Bản dịch của nhà thơ Inrasara.
V. Vấn đề chứng minh bút danh Jaya Yut Cam
Trong bài viết của mình, nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara cho tôi là “thi sĩ của một bài thơ”, có lẽ do bài khác của tôi không được dư luận chú ý nhiều như bài “Su-ôn bhum Chăm”. Ngay trong Tập san Ước vọng 1, bài thơ lục bát dài “Su-ôn bhum Chăm” in ở trang 76 và “Tadhâu Yuh” (theo thể thơ thất ngôn bát cú) in ở trang 29. Ở cuối bài này có ghi rõ ràng:
“Ban Mê Thuột, Octobre 1965 – Jaya YUT CAM”
Bài thơ “Su-ôn bhum Chăm” được viết vào tháng 5 và “Tadhâu Yuh” vào tháng 10 cũng tại Ban Mê Thuột (chứng cứ rất rành rành ở Tập san Ước vọng 1). Trong lúc không ai có thể chứng minh được bài thơ thứ hai của cụ Thiên Sanh Cảnh mang bút danh Jaya Yut Cam là bài gì, đã công bố lúc nào, và ở đâu??
VI. Vấn đề dịch
Thường người ta hiểu “dịch” một bài thơ là chuyển bài thơ đó từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách trung thành. Ở đây, trong tác phẩm của mình, chúng ta thấy một hiện tượng kỳ lạ là Sử Văn Ngọc chỉ dựa vào ý thơ “Su-ôn bhum Chăm” để sáng tác thành một bài thơ khác na ná như bài thơ này! Vì thế, nguyên bản bài thơ chỉ có 12 khổ mà khi dịch ra thì lại có tới 15 khổ (khổ bốn chữ), và những địa danh thì biến mất, lại hiển hiện đến 28 địa danh xa lạ với bài thơ cũ như: Xóm Cút, Xóm Gộp, Thái Giao, Đá Trắng, Phú Quí, Đồng Đăng, Hiếu Thiện, Cù Lao, Bà Láp, An Xuân v.v và v.v…
Như vậy bài thơ cũ của tôi lại bị bôi bác hạ thấp một lần nữa…
VII. Kết luận
Vấn đề tiếm quyền tác giả là một vấn đề không nhỏ. Hơn nữa bài thơ này đã được công bố trên nhiều tạp chí và sách, đứng tên tôi Jaya Yut Cam (tức Nguyễn Văn Tỷ) là tác giả. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại, đến hôm nay (2011), ông Sử Văn Ngọc lại ghi đó là sáng tác của Thiên Sanh Cảnh. Như thế, nếu tôi không lên tiếng, vô hình trung, chính tôi trở thành người chiếm hữu sản phẩm trí tuệ của người khác làm của mình. Đó là điều trái ngược hẳn với lương tâm của một nhà giáo từng cầm bút như tôi.
Tôi không muốn kiện tụng làm chi, chỉ yêu cầu ông Sử Văn Ngọc trả lời công khai để tranh luận với các độc giả và trí thức Chăm hầu làm sáng tỏ vấn đề đúng – sai như thế nào. Từ đó bà con và trí thức Chăm sẽ có kết luận về vấn đề này một cách cụ thể và sòng phẳng.
Trân trọng kính chào!
Phước Nhơn, 10-8-2012
Chú thích:
1. Của Inrasara
Trong cuốn Văn học Chăm 1 – Khái luận (NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994), trang 268, tôi có đề cập đến bài thơ này. Nguyên văn:
“Sau Mưdwơn Jiaw, Jaya Yut Cam có một bài thơ dài: Suon Bhum Cam (Nhớ quê Chăm) được nhiều người biết đến. Bài thơ dài ba mươi câu lục bát gieo vần theo thể thơ lục bát Việt Nam đăng trong Ước vọng I, nội san của Trường Trung học Pô-Klong cũ. Với cái ưu tư sâu lắng, nhà thơ thả tâm hồn bay đi thăm nhiều làng quê Chăm, từ Phanrang đến Phanrí, từ Tuy Phong qua Malâm, mỗi làng thôn với những cảnh quan và những nét đặc trưng riêng của nó.”
Trong tác phẩm này, trang 372, ở phần Phụ lục: Thư mục văn học Chăm, tôi ghi: “V. 3. a. Nguyễn Văn Tỷ, Phước Nhơn”. Như vậy, thời điểm này, Inrasara đã xác minh tác giả “Su-on bhum Cam” là Nguyễn Văn Tỷ.
2. Của BBT Inrasara.com: Quan điểm của nhiều tác giả được đăng trên web này không hẳn là của người phụ trách website Inrasara.com. Chúng tôi đăng bài này để rộng đường dư luận, đồng thời để mang lại sự trong sáng cho hoạt động chữ nghĩa trong xã hội Chăm chưa lấy gì là nhiều.
Thơ gởi riêng cho Sara,
Tại sao đến nổi Thầy Tỷ phải lên đây để phân minh? Chuyện rất là nhỏ ko nên để mất lòng nhau và tránh sự rạn nứt trong Chăm. Mình ko thể nghĩ ra, vĩ đại như Thầy mà lại… Chuyện này chỉ có thể xảy ra với người khác chứ ko phải Thầy Tỷ. Tại sao phải phân minh khi mọi người Chăm đều biết tác giả là ai. Chỉ 1 lá thư này gởi đi SVN thì sẽ giải quyết êm đẹp. Sao lại phải vạch áo cho thiên hạ xem lưng?
Mình mong Sara nên rút bài này đi và liên hệ với Thầy Tỷ nên suy nghĩ lại. Thầy là cây cồ thụ che chở, hiên ngang cho thê hệ Chăm tương lai noi theo, sống theo. Đừng vì chút giận dỗi mà làm mất đi cái hình ảnh đó trong nhiều người Chăm như tôi chẳng hạn.
YC
Cảm ơn anh YC
Anh nói đúng lắm! Nếu thầy Tỷ có đọc phản hồi của anh, thầy cũng cho anh đúng, và rất cảm ơn thiện ý của anh nữa!
Nhưng, ngặt nỗi là, bài thơ nổi tiếng này đã được anh Sử văn Ngọc in (và cho tác giả là của cụ Thiên Sanh Cảnh) trong cuốn sách do Hội Văn nghệ Dân gian in, GS-TSKH Tô Ngọc Thanh phụ trách chung. Nghĩa là rất lớn, và chính thống. Lên tiếng là cần thiết: tiếng nói chính thống đáp lại Hội chính thống. Nếu bài của anh Sử Văn Ngọc chỉ đăng báo phổ thông thôi, thì thầy Tỷ lẫn bà con Chăm cho qua rất dễ, mọi người có thể nói: – Thôi, chuyện nhỏ, cho qua đi.
Do đó, bài viết này cùng các phản hồi sẽ được chuyển đến tay GS Tô Ngọc Thanh trong vài ngày sắp tới. Chăm ta tội nghiệp lắm, anh YC à.
Lần nữa xin đwa karun
Inrasara
Bác YC đề nghị phải lắm. Nhưng nhà thơ Inrasara nói lại cũng hay!
Thầy Tỷ đáng lẽ nên để đầu óc cho chuyện lớn hơn, ai lại đi bàn chuyện vụn vặt này. Nhưng nói như Inrasara, Chăm mình tội nghiệp lắm. Rất xấu hổ, bác à. Nhưng chuyện đã đến trung ương rồi, không nói lại e sẽ có lỗi với con cháu.
Tôi không dám bàn về tác giả bài thơ là ai. Riêng xét về khoa học, tôi thấy bác Sử Văn Ngọc sai mấy chỗ này:
1/- Trước 2011, bài thơ đã in 5 chỗ chính thống rồi. Nếu bác thấy nó sai, bác phải có lời giải thích chứ sao lại im im thế. Vậy là bác làm không khoa học lắm. Bên khoa học rất kị về chuyện này. Muốn làm về vấn đề gì thì phải đọc những gì viết trước đó.
2/- Bài bác Ngọc dịch thì không phải dịch, mà là thay đổi nhiều câu trong nguyên tác.
3/- Bài thơ tên là “Su-ôn bhum Chăm” (Nhớ quê Chăm) sao bác lại đổi thành “Ariya Su-uen bhum” (Thơ nhớ quê). Bác tìm đâu ra bài thơ có tên như vậy?
Người Chăm mình mà cũng bị vướng vào quyền tác giả tác phẩm, buồn quá!
Chào bác YC!
Theo chỗ Ròm hiểu thì đây không phải vấn đề “bản quyền” hay “giận dỗi” mà là danh dự. Không chỉ danh dự cho thầy Nguyễn Văn Tỷ mà còn là danh dự cho người Chăm.
Theo chỗ Ròm này hiểu, chú Sara có viết là ngày xưa người Chăm mình sáng tác không cần ghi tên. Chú có đưa thí dụ là ông ngoại chú làm trường ca ARA nhiều người biết mà con cháu trong nhà không biết ông là tác giả. Ông Hơp Ai viết trường APP cũng vậy mà. Người Chăm mình biết nhưng khi chép tác phẩm lại không ghi tên 2 ông.
Nhưng thời đại này khác rồi. Viết văn làm thơ là phải ghi danh, để còn suy cứu lí lịch hay vào Hội nhà văn. Đã ghi danh thì danh phải chính ngôn phải thuận. Do đó cái nói của thầy Nguyễn Văn Tỷ theo Ròm là cần thiết vậy. Còn đúng hay sai thế nào thì hạ hồi phân giải.
Yêu bác!
Pingback: Tin thứ Ba, 14-08-2012 « BA SÀM
Pingback: cập nhật tin thứ ba ngày 14/8/2012 | Dahanhkhach's Blog
Tưởng gì, chuyện này dễ ợt.
Ông Sử hố là thay đổi đề bài thơ, còn dịch vừa sai vừa luộm thuộm tỏ rõ sự lúng túng, quan trọng hơn là ông Sử không đọc những gì người ta in ra trước đó về bài thơ.
Chứng lí cứng hơn nữa là cả 2 bài thơ của Jaya Yut Cam đều ghi bên dưới là làm ở Buôn Mê Thuột.
Dễ ợt hơn nữa là ông Thành Phú Bá vừa là hiệu trưởng vừa là chủ bút tờ tạp san Ước Vọng, với ông Lưu Quang Sang cùng nằm trong Ban biên tập lên tiếng xác minh là xong.
Sau rốt, ông Sử lên tiếng xin lỗi và đính chính là… hết phim!
Cộng đồng Chăm đỡ mắc cở lêu lêu lêu…
BBT xin thông báo cho bà con và vài bạn viết phản hồi, và Một Độc giả biết là anh Sử Văn Ngọc là người lớn tuổi. Chúng ta cần biết tôn trọng người lớn tuổi trong việc dùng ngôn từ.
Một Độc giả viết là SVN cũng như Nguyễn Thành Thống ngày trước chỉ biết cụ Th sanh Cảnh, ngoài ra cộng đồng Chăm không có ai cả, nên tất cả đều do cụ làm. Viết ý đó thì được, nhưng bạn dùng chữ hơi nặng nề, nên BBT cắt bỏ.
Vả lại chuyện NTT đã kết rồi, chúng ta không nên nhắc lại.
Có bạn lại đưa đời tư của anh SVN ra để chứng minh anh ấy sai, thì không hợp lẽ. BBT cũng xoa phản hồi này đi.
Xin lưu ý như vậy
Thuk siam
Nói thật lòng với anh YC và anh Inrasara, khi đọc tin này tôi không biết nghĩ ra sao nữa. Sống hơn nửa đời người rồi, chứng kiến bao nhiêu chuyện lên voi xuống chó, vậy mà tôi rất bất ngờ về câu chuyện cười dở khóc dở này.
Tôi không dám nói lời ủng hộ hay không ủng hộ việc đưa sự cố này lên web nhà thơ Inrasara. Có thể nói tôi không ý kiến, mà chỉ buồn.
Thầy Tỷ là người từng tranh đấu cho công bằng xã hội, tranh đấu cho lợi ích cộng đồng. Thầy là một bậc đáng kính hiếm có. Nhiều người tuổi của thầy lo chăm sóc con cháu, nghỉ hưu, nhưng thầy đã hết mình cho cộng đồng.
Tôi nghĩ thầy cũng không muốn, nhưng chuyện chẳng đặng đừng, vì đây là tai nạn.
Mong thầy sức khỏe tai qua nạn khỏi.
Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Ba, 14-08-2012 | bahaidao2
Cụ Thiên Sanh Cảnh thì không liên quan gì. Bác Sử Văn Ngọc đưa ra cái phản đề khác (bài thơ là của cụ Cảnh) nhưng không đưa ra chứng lý gì thuyết phục cả. Cho nên mọi hồ nghi đều đổ về thâm ý của bác. Tại sao? Bác có thể trốn câu trả lời cho đến khi nào? Lẽ nào đợi đến thầy Nguyễn Văn Tỷ phải đâm đơn kiện bác? Nhưng thầy đã nói thầy không kiện rồi…
Bạn Đàng Phan Rang nói cũng đúng, nhưng ở còm trên chay Sara đã nói rồi “Nếu bài của anh Sử Văn Ngọc chỉ đăng báo phổ thông thôi, thì thầy Tỷ lẫn bà con Chăm cho qua rất dễ, mọi người có thể nói: – Thôi, chuyện nhỏ, cho qua đi.”
Vậy, theo tôi mọi người trong chúng ta và cả Đàng Phan Rang đừng đưa ra nhiều cái khó cho nhau nữa, nhất khó là bác Sử Văn Ngọc (bác ấy đã lớn tuổi rồi ).
Xin cảm ơn mọi người.
Tôi ở xa quê hương, đọc bài này trên trang anh Inrasara, buồn thúi ruột.
Đọc qua bài viết là tôi đoán ngay rằng nhà nghiên cứu Sử Văn Ngọc sai. Có lẽ do ông quá thần tượng bậc thầy mình là cụ Thiên Sanh Cảnh. Hay ông nghĩ giáo sư Nguyễn Văn Tỷ học trường Tây nên không thể viết được bài thơ bằng tiếng Chăm hay như thế.
Một ý trong bài của giáo sư Nguyễn Văn Tỷ hơi hiểu sai ý nhà thơ Inrasara. Inrasara nói Jaya Yut Cam là “nhà thơ một bài” không phải là nhà thơ này chỉ làm một bài mà là nhà thơ có một bài quá nổi tiếng, còn các sáng tác khác đều trung bình hay xoàng. Ví dụ nhà thơ Giang Nam là nhà thơ một bài…
Tôi thấy nhà thơ Inrasara hay nói ý này: thi sĩ một bài, nhà thơ một tập…
Toi vua biet chuyen Ong Su Van Ngoc tiem quyen tac gia thu Su on bhum Cham cua Ong Nguyen Van Ty, toi xin co may y kien:
1. Viec that vo ly doi voi mot nguoi lon tuoi nhu ong SVN vi bai tho nay da duoc cong khai 46 nam qua rat rong rai tren nhieu tap chi va sach giao khoa van hoa. Khong ly do gi Su Van Ngoc khong biet duoc, nhu the tai sao Su Van Ngoc khong gap thang hoac thu tu cho ong Nguyen Van Ty de trao doi chin chan? Vay toi cho la Su Van Ngoc khong nhunbg thieu tinh than khoa hoc ma con thieu tinh cach van hoa nua.
2. Su Van Ngoc da khang dinh bai tho nay la cua thay Thien Sanh Canh, nhu vay suot 40 nam qua Nguyen Van Ty da dao van hay tiem quyen tac gia hay sao?
3. Doc xong bai phan bua cua Nguyen Van Ty chac cac doc gia kho be phu dinh de benh vuc Su Van Ngoc. Vay Ong Ngoc la nguoi lon tuoi hay co het suc minh phan tran de go gac lai danh du cua nguoi gia hau xoa toi hien tai va lap toi qua khu cua Ong di.
SVN da khang dinh bai da la cua cu TSC. Khong co nham dau.
Sao “Cei Ko” ngu thế nhỉ! Xin lỗi độc giả, tôi phải dùng đúng chữ để gọi bạn này. Ông SVN khẳng định gì là bạn tin ngay sao? Ai nói gì là bạn tin ngay hay sao? Tin như vậy là mê tín, là ngu muội, là ngu. Không có bằng chứng gì. Cei Ko hay ông SVN có chứng cứ gì thì phản bác lại thầy Tỷ đi, để bà con Chăm xét xử.
Lần nữa, cho xin lỗi.
Trần Sáng
cei ko nói ra 1 câu ngắn thôi là người ta thấy ngay tâm nịnh bợ, nịnh bợ không có bằng cớ gì cả. nhưng anh Trần Sáng chưởi anh này là ngu, thì không hay lắm.
nếu có nhiều thanh niên Chăm như cei ko thì tội nghiệp dân tộc Chăm biết bao.
thân mến
Klủn nói tâm nịnh bợ là sai đó. Đúng ra là tinh thần phe nhóm.
Khi ta theo phe nào thì ta nói người ấy đúng, dù vô lý tới đâu đi nữa.
Chàm mình đáng buồn là vậy.
Nam 1965, Nguyen Van Ty chua biet chu Cham sao ma lam tho chu Cham.
Nhà thơ Inrasara kính mến!
Tại sao nhà thơ Inrasara lại đăng “còm” của Cei Ko nhỉ? Nó chỉ chuyên chọc gậy bánh xe thôi, mất công trả lời lắm. Tôi hỏi 3 câu, là ông này tịt:
1- Làm sao ông biết là năm 1965 NVT không biết chữ Chăm?
2- Giả dụ NVT không biết chữ Chăm, sao ông không thể làm thơ tiếng Chăm? Chữ nó khác với tiếng, ông à. Bà già nhà quê người Việt đâu biết chữ Nôm mà vẫn viết ca dao tiếng Việt để làm ra văn học bình dân của Việt Nam.
3- NVT đã viết rất rõ mà ông không chịu đọc.
“Tôi có gởi bài “Su-ôn bhum Chăm” viết theo phiên âm La-tinh cho Ban biên tập… Và chính ông Lưu Quý Tân chuyển từ chữ La-tinh thành akhar thrah (chữ Chăm truyền thống)”
Ông NVT viết rất rõ: Ông viết bài thơ bằng tiếng Chăm La-tinh, ông Lưu Quý Tân chuyển sang chữ akhar thrah.
Ông Cei Ko đọc mà như người mù.
Miễn nói!
BBT xin lưu ý với tác giả Nguyễn Văn Tỷ và độc giả vài điểm:
– Bài thơ “Su-on Bhum Cam” đăng lần đầu vào năm 1968 mang tên Jaya Yut Cam. Rồi gần nửa thế kỉ sau đó, 5-6 cuốn sách hay ấn phẩm in lại đều cho tác giả là Nguyễn Văn Tỷ.
– Năm 2011, Sử Văn Ngọc in bài thơ trên trong tác phẩm của mình ghi tác giả là Thiên Sanh Cảnh. Tiếc là ông không đưa ra bằng chứng gì cả.
– Viết bài “Xung quanh vấn đề tiếm quyền…”, ông NVT đưa ra những bằng chứng để chứng minh bài thơ là của mình.
Theo BBT:
– Hiện nay nhân chứng sống có thể xác minh bài thơ là của NVT, có: Thành Phú Bá, Lưu Quang Sang và Dương Tấn Thi. Thế nhưng cả ba chưa ai lên tiếng.
– Cả tác giả Sử Văn Ngọc cũng không lên tiếng biện minh.
– Đa số các phản hồi đều nhất trí là bút danh Jaya Yut Cam = Nguyễn Văn Tỷ. Chỉ có bạn đọc Cei Ko khẳng định Sử Văn Ngọc đúng. Tiếc là bạn đọc này không đưa ra bằng chứng nào.
– Chính vì lí do đó, vài bạn đọc đã bức xúc cho Cei Ko là “phe phái”, “ngu”,… là các ngôn từ mà BBT ít khi đồng ý OK. Nhưng bởi Cei Ko trước thì cho rằng SVN “đã khẳng định” thì đúng, sau đó viết “NVT không biết chữ Chăm thì không thể làm thơ chữ Chăm”, cho nên BBT tạm chấp nhận vài ngôn từ như thế, hi vọng Cei Ko đưa ra bằng chứng, để công luận suy xét.
BBT tạm kết:
– Người không biết chữ Chăm vẫn có thể làm thơ tiếng Chăm, nếu người ấy có năng khiếu.
– Không nên dùng ngôn từ nặng trong trao đổi. BBT xin nhắn bạn đọc Trần Sáng, Klủn, Chế Mân…
– Khen, chúng ta có thể khen để khích lệ. Còn muốn chê tác giả nào đó, cần đưa ra dẫn chứng, để tác giả có thể sửa chữa.
BBT xin tạm chấm dứt trao đổi tại đây.
Thân mến – Thuk siam
BBT
Ông Inrasara cho phép tôi nói thêm ý này.
Tôi thấy câu chuyện có chứng cứ rất rành rành sao các bạn Chăm không nhận ra nhỉ?
1- Cả 2 bài thơ đều ghi ở dưới là Ban Mê Thuột, ngày tháng….
Tác giả Nguyễn văn Tỷ nói rõ: Lúc đó ông tốt nghiệp Đại học xong lên dạy tại đó. Khi người ta làm thơ hay viết văn, thói quen hay ghi địa danh và ngày tháng dưới bài viết. Không lẽ cụ Cảnh lên đó làm 2 bài thơ rồi về?! Chứng cớ ngoại phạm là cụ không lên đó vào thời gian đó.
2- Chỉ có ông Tỷ mới viết thơ rồi viết tiểu đề dưới tít bài thơ là: “Gửi cho Dương Tấn Thi và Tôn Sung”, là anh bạn thân thiết với mình. Lẽ nào cụ Cảnh làm thơ rồi tặng cho 2 người thuộc hàng con cháu mình. 2 người này với cụ còn khá xa lạ.
Hai chuyện này nói ra thì bất cứ người làm thơ nào cũng hiểu. Các bạn chưa làm thơ nên không hiểu điều đó. Còn Cei Ko nào đó nói cho có nói thôi.
Cám ơn.
Vi truc trac may computer nen toi phan hoi qua tre. Xin ba con thong cam…
La thanh vien BBT UOC VONG 1 cua Truong TH An-Phuoc cu tuc TH Po-Klong sau nay, toi xin xac nhan bai tho Cam “SUON BHUM CAM” cua tac gia Jaya Yut Cam duoc dang tai trong tap san noi tren… Toi cung xin xac nhan Jaya Yut Cam chinh la NGUYEN VAN TY.
Than ai
Luu Quang Sang