CHAKLENG, CÒN KHÔNG THẲNG TÍNH & CÔNG BẰNG?

Chakleng mang tiếng “chơk”, “sanh sự”. Do tánh CÔNG BẰNG mà ra, nó được bài đồng dao xác minh từ xưa. Tôi đặc chất Chakleng, ông Klơng Thân tôi cũng hệt, đụng chuyện lớn cộng đồng – các ông Cham luôn đẩy ông ra ứng chiến [đã kể]. Ông có 2thứ: thẳng thắn & độc tài, may – tôi đạp cứt ông mỗi 1: thẳng thắn. Và tôi mang vào tận thế giới văn chương.

Báo VnExpress: “Vấn đề là từ trước đến nay, ít ai đề cập đến nó một cách thẳng thắn, chân thành và mạnh mẽ như Inrasara”.

Luận án TS về tôi, viết: “Chúng tôi tự hỏi liệu bức tranh phê bình văn học đương đại VN sẽ như thế nào nếu thiếu đi tiếng nói thẳng thắn và mới mẻ của Inrasara?”

Nay kể chuyện Chakleng, xin được giấu tên người liên quan.

[1] 20năm trước, BQL Thôn Mỹ Nghiệp bị đâm đơn kiện “tham ô”. Huyện xuống điều tra thấy thất thoát 7tr. Hỏi kĩ mới biết, 3ông đi quan hệ vụ nước sạch cho làng [Hani xin Quỹ Canada 350tr], lên xuống Phan Rang, uống nước, xăng xe suốt 2năm mà thâm thủng ngân sách có bấy nhiêu, ông Huyện cũng lắc đầu. Đủ biết dân Chakleng sanh sự cỡ nào! Không hay sao?

[2] Năm 1915, sau khi xong vụ lấn Hầm Mỹ, anh TNNh hỏi:

– Còn vụ Bblang Kadang nữa, sao không làm tiếp?

– Anh dân Sài Gòn mà, còn Bblang Kadang chú nó ở nhà biết, sao không nói, đợi đến “sự đã rồi” thì sao đây!

Vụ Karaoke vừa qua cũng hệt luôn. 11g30, khi tôi qua nhắc thì có bạn bên ấy bảo: Nhà ông 12g còn hát sao ông không nói? Đó là do nghĩ sai nên hỏi sai, tôi cũng là thường dân như bạn, nếu bạn thức thấy quá giờ mà họ chưa tắt, bạn cũng có trách nhiệm qua nhắc chứ, VẤN ĐỀ CHUNG mà.

[Ở Sài Gòn, Út tôi hỏi: Chuyện lớn nhỏ gì cei cũng can thiệp, nhỡ sau này tuổi già sức yếu cei không làm nữa, bà con nghĩ sao? – Thì bà con trách, – tôi nói vui, và cei cũng chịu].

[3] Dân Chakleng công bằng, kẹt nỗi tâm lí nhà quê thì tham, mà THAM KHÔNG ĐÁNG. Nhất là vụ hàng rào, chả lợi lộc ở đâu, 1phân cũng lấn.

Chẹt nhà mẹ tôi, cha chôn hòn đá to ngay đầu bờ rào LÀM DẤU, mà rào của cha chắc đến nỗi 20năm không thay. Trong khi nhà bên mỗi năm là mỗi mới, và lấn. Xưa, chẹt này xe bò có thể đi được, nay chỉ còn 1thước!

Cha mất, mẹ thay rào củi bằng tường thành, từ Sài Gòn về thấy có dấu lấn 1tấc, tôi hỏi sao thế, mẹ bảo bên kia lấn cả thước. Tôi nói, lấn đất chung là MẤT PHƯỚC đó.

Gia đình Pô Adhya sát cạnh, sau khi ngài mất, lối vào bị lấn bạo, rất tội. Ngay miếng đất giữa làng, xưa chúng tôi đá bóng, nay còn bé tí! Do đâu? – Bởi ta thiếu trách nhiệm, cứ chờ ai đó NÓI GIÙM ta.

[4] Năm 1979-80, sắm vai Kế toán trưởng HTX, tôi làm được mấy việc.

Một gia đình rào lấn đất công 1m dài 4m, tôi alô mời 3lần vào “làng” nói chuyện, buộc họ rào lui lại như cũ. Nhớ, tôi lúc đó 22tuổi, và “chỉ là” kế toán.

Gia đình khác, làm mái [chỉ là cái mái] lấn đất công chưa đầy thước, tôi nhờ anh ĐĐ [phụ trách Ban Kế hoạch] mời vào làng. Sau hồi cãi nhau [họ kêu ông Đ sanh sự], rồi cũng ổn.

Ông kia lấy đất đỏ đầu sân bóng 2xe bò, trước đó nhiều người đã lấy đất trét tường nhà, tôi nhờ anh HMT [phó Chủ nhiệm] mời, buộc họ phải chở 2xe đất khác đổ vào thay thế. Từ đó đất sân banh mới yên.

Chuyện này to nhất: Sân banh làng bị lấn làm chuồng trâu bò, hơn chục chuồng. Tôi dở chuồng của cha trước, alô yêu cầu các chủ khác làm theo. Riêng một ông có vai vế trong làng không chịu, tôi alô mời. Sáng sớm ông mạnh bước vào trụ sở:

– Tao làm gì mà mầy réo suốt ngày vậy, Trạm?

– Dạ, mời ông ngồi…

– Tao không ngồi, mầy muốn dở thì cứ đi mà dở.

Tôi cho du kích đến dở, xếp cây củi gọn lại, báo gia đình ông đến nhận.

P.S. Khi thấy có chuyện không hay, mỗi người báo cho mọi người biết để xử lí, là còn giữ được truyền thống Chakleng. Như hồi Covid-19, dân Chakleng ít xin nhất, là ta vẫn còn giữ được “tánh chơk” của ông bà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *