ĐỐI THOẠI KOBE-01

“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”

University of Foreign Studies, Kobe City – Japan

Lecture Series: Part-1, Place: Online

Participants (Kaken members): Sei Kosugi, Takayuki Kawaguchi, Mike Gorman, Bo Jacobs, Kyoko Matsunaga, Wenju Lee…

12 Feb. 2022, 12:00~

1. Introductions (Kaken members)

2. Lecture by Prof. Michiko Yoshii

3. Poetry Reading by Mr. Inrasara

4. Q&A Session

5. About the next lecture series

Lẽ ra Hội thảo văn học quốc tế này diễn vào tháng 9-2020, do Cúm Vũ Hán rồi Covid-19, nó hai bận bị hoãn để rồi cuối cùng phải chuyển qua chơi online. Hội thảo kéo dài 4 kì, Inrasara của Việt Nam là kẻ đầu tiên được chỉ định khai hội.

Với 9 chuyên gia đầu ngành: giáo sư, nhà văn, nhà văn hóa từ các nước: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Đài Loan… qua 3 tiếng đồng hồ. Tại đây tôi đọc hai chùm thơ ngắn: “Tcherfunith”, “Orchid Island Taiwan” và bài “Portrait of Lady” (Chân dung Nàng). Đây là đối thoại của tôi [đăng nhiều kì].

1. Could you explain the background of each poem? For example, what was the inspiration of each poem, or how did you become interested in the topics related to Chernobyl or Fukushima? [Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, nguồn cảm hứng, sự quan tâm đến chủ đề liên quan đến Chernobyl hoặc Fukushima].

Inrasara: Ngày 11-3-2011, thảm họa kép ở Fukushima xảy ra. Tối hôm ấy, một doanh nhân Nhật đang ở nhà tôi tại Chakleng phát quà Ngày Quốc tế Phụ nữ cho chị em Cham. Con gái ông báo cho biết hung tin, và khuyên:

– Bố đừng về, nguy lắm [bởi nhà ông cách xa trung tâm nhà máy Điện hạt nhân 50km]. Ông trả lời giọng dứt khoát:

– Không, chính vì thế mà bố phải về.

Ngay hôm sau, ông bay vào Sài Gòn để kịp chuyến bay.

Khác với vụ Tchernobyl bị ém nhẹm, hỉnh ảnh về thảm họa Fukushima khi ấy được chiếu khắp màn ảnh nhỏ.

Ngày 26-4-1986, nhà máy Điện hạt nhân Tchernobyl nổ, Liên xô bưng bít thông tin, mãi ba ngày sau khi 190 tấn bụi phóng xạ bay vào vùng trời châu Âu, thế giới mới vỡ lẽ và hiểu rằng nhân loại sắp đón nhận một thảm họa kinh hoàng.

Một tháng sau, 31-5-1986, World Cup tại Mexico khai mạc. Ở đó nhân loại vô tư nhảy múa với trái bóng tròn, mê mẩn cái chân trái ma thuật của Maradona.

Hai sự kiện và hình ảnh đối nghịch ấy mãi ám ảnh tôi.

Liên hệ qua thảm họa Fukushima và nguy cơ thảm họa tương tự sắp xảy tới cho dân tộc mình, mùa Hè năm 2012, dự Trại Sáng tác của Nhà văn Quân đội tại thành phố Tuy Hòa, tôi đóng cửa 12 ngày viết xong 12 chương tiểu thuyết TCHERFUNITH [viết tắt từ 3 chữ: Tchernobyl, Fukushima, Ninh Thuận].

Cho phép tôi vài phút để nói về Thằng Hoang, nhân vật chính của tiểu thuyết.

Tháng 4-1975, đất nước thống nhất, khi ấy hắn đúng 18 tuổi. Hắn bỏ làng ra đi “tìm căn cước” mình. Hắn đi, đi mãi không một lần trở lại quê nhà, đến nỗi dân làng nghĩ hắn đã chết. Mãi 35 năm sau, đọc báo thấy tin về Dự án Nhà máy Điện hạt nhân sắp triển khai tại quê hương, hắn cấp tốc quay về, và quyết định tự thiêu ngay buổi sáng đặt viên đá đầu tiên của nhà máy.

Hắn cùng bốn sinh viên Cham từ Sài Gòn lên xe đò về quê, ẩn mình trong nhà một gia đình làng Ia Li-u cạnh khu vực dự án, để sáng mai đi sớm.

Tối hôm đó, hắn và một sinh viên tranh luận kịch liệt về cách thức đánh động lương tâm thế giới về cộng đồng Cham đang sống an lành nơi đất tổ của họ – sắp bị đẩy vào sự hủy diệt tập thể.

Sinh viên kia muốn hắn cho nổ bom ngay trung tâm thành phố Phan Rang, để tạo tiếng vang lớn. Hắn ngược lại, muốn dùng chính sinh mệnh mình chứng minh cho chân lí, chứ không phải mạng sống của sinh linh vô tội nào khác.

Cuối cùng ở giây phút gây cấn nhất cho buổi tự thiêu, tay sinh viên kia kêu đã bỏ quên bình xăng lại trong làng. Hắn hét lên một tiếng, quay sang giáng cho anh cái tát bằng bàn tay nắm lại, rồi kéo cả bọn chạy về.       

Đến Bệnh viện Ninh Phước cạnh làng Bal Caung, hắn bảo cả đám gấp gáp đón xe vào Sài Gòn, khéo bị an ninh tó. Riêng hắn quyết định vào Bệnh viện [để còn có xe cấp cứu chở hắn về quê nhà hắn là Chakleng cách đó 2km], và nhai viên Cyanur thủ sẵn. Hắn quyết định chấm dứt đời mình ngay trong ngày định mệnh ấy!

Tiểu thuyết bắt đầu từ chi tiết trên: Ở đám tang, tin hắn tự thiêu hụt râm ran đồn và lan truyền nhanh chóng…

Cuối cuốn tiểu thuyết, khi Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận-1 bị sự cố, tay sinh viên quên bình xăng khi xưa đã trở thành người cầm đầu nhóm Cham cố thủ trong vùng đất nhiễm xạ. Thời gian này, đọc hồi kí của Thằng Hoang, anh mới biết mình chính là đứa con rơi của nhân vật ấy. Để rồi khi đoàn an ninh năng lượng của Chính phủ vào vùng đất cấm quyết hốt nhóm người đi, anh ta là kẻ tự thiêu để phản đối. Như là một định mệnh gặp một định mệnh!

Chùm thơ ngắn trong bài thơ thứ nhất: “Tcherfunith” là một phần trong cuốn tiểu thuyết đó, chính là trích đoạn từ “Hồi kí Thằng Hoang”. Còn ba đoản thi của bài thứ hai: “Orchid Island Taiwan” tôi ứng tác ngay tại hòn đảo này trong dịp dự hội thảo quốc tế về Điện hạt nhân tại Đài Loan tháng 9-2019.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *