S.E.A. Write Awards – Giải thưởng Văn học ĐNÁ

Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2005 được trao cho tập thơ Lễ tẩy trần tháng Tư – The Purification Festival in April.
Bài phát biểu trong ngày nhận giải và nhận định của giáo sư Thái lan về Inrasara.

*
Inrasara – Vietnam
2005 S.E.A. Write Awards.
On Wednesday, 12th October 2005 at 19 hrs,
The Royal Ballroom, The Oriental Hotel – Thailand.

Bài phát biểu của Inrasara

Your Royal Highness Princess Bajrakitiyabha
Your Excellencies
The Honourable Members of the S.E.A Write Awards Organizing Committee
Ladies and Gentlemen

There are 54 ethnic groups in our country, among which many have their very characteristic tradditional literature. In nearly a century past, the ethnic writers have composed their writings in both mother language and national language, which is Vietnamese. In various ways, the works have been given encouraging due attention from the national critics.

Today, I am so glad and very proud to be honoured with this Award, the Award for the first Vietnamese ethnic groups writer.
Furthermore, this is also the Award for the love and and effort of our generation – the writers’s generation appeared in the literary circles in the period of changes and integration of our country. These authors are still young. But, they themselves have been writing the comtemporary Vietnam literature full of vitality and humanity.

In this changing modern life, the streams of literature which are considered the peripheral ones still have their stable standing, they help enrich the national literature in the family of South East Asian nations. That is either their position’s affirmation or the spirit of great integration.

Thank you for your attention!

*
Đất nước tôi có 54 dân tộc. Trong đó không ít dân tộc có nền văn học truyền thống độc đáo. Gần thế kỉ qua, các nhà văn dân tộc thiểu số sáng tác vừa tiếng tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng phổ thông (tiếng Việt). Các sáng tác rất được dư luận trong nước chúng tôi trân trọng, bằng nhiều hình thức khác nhau.

Hôm nay, tôi vinh dự đón nhận Giải thưởng quý giá này: phần thưởng dành cho nhà văn dân tộc thiểu số đầu tiên của Việt Nam.
Hơn thế nữa, tôi nghĩ đó còn là phần thưởng dành cho tình yêu và nỗ lực chung của thế hệ chúng tôi – thế hệ người viết xuất hiện trên văn đàn trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập. Các tác giả này còn khá trẻ. Nhưng chính họ đang vẽ nên nền văn chương Việt Nam đương đại đầy sức sống và đẫm chất nhân văn.

Có mặt trên diễn đàn này, điều tôi muốn nói là: trong thế giới hiện đại, các dòng văn chương được xem là ngoại vi vẫn có chỗ đứng đặc biệt, chúng làm phong phú văn chương Việt Nam đa dân tộc trong nền văn chương khối cộng đồng các nước Đông Nam Á. Điều đó thể hiện sự khẳng định mình, đồng thời một tinh thần hội nhập lớn – chắc chắn thế.


Giáo sư Thawi – Châu Kim Quới

Phú Trạm – Inrasara, S.E.A. Write Awardee thứ 9 của Việt Nam.

Bài báo này viết 45 ngày trước lễ trao tặng giải thưởng S.E.A. Write Award tức “Giải thưởng văn nghệ sáng tạo xuất sắc của Đông Nam Á” theo tên đầy đủ tiếng Thái Lan, ở khách sạn Oriental, Bangkok mà không phải chờ tư liệu báo chí nào. Vì nhà văn Việt Nam, người đoạt được giải thưởng năm nay không phải ai xa lạ, mà chính là thầy dạy tiếng Chăm cho tác giả bài này. Tác giả đã đi thăm nhà thơ Phú Trạm, bút danh Inrasara tận quê ở làng Mĩ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận, miền Trung Việt Nam vào năm ngoái. Tác giả đã cùng với nhà thơ hành hương Tháp Po Rome và tháp Ppo Klaung Garai trong lễ Katê hàng năm.

Ai cũng biết là nước Thái Lan được tôn vinh vì có thiện ý hỗ trợ văn chương, không riêng gì văn chương Thái Lan mà cũng đã hỗ trợ việc viết, việc đọc văn chương ở cả các nước Đông Nam Á, do khách sạn Oriental – Bangkok đã tổ chức lễ trao giải “Giải thưởng văn nghệ sáng tạo xuất sắc Đông Nam Á” từ năm 1979 đến nay, tức là 26 năm qua.
Nước Việt Nam hội nhập Asean chậm nên mới chỉ gửi 8 nhà văn qua nhận giải thưởng. Tố Hữu, Ma Văn Kháng, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khải, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Kiên, Bằng Việt, và Đỗ Chu do Hội Nhà văn Việt Nam chọn lựa.
Nhìn qua kết quả chọn lựa thì thấy hàng năm Hội Nhà văn Việt Nam chọn xen kẽ một nhà văn với một nhà thơ. Năm ngoái người được giải thưởng là Đỗ Chu, một nhà văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Sang năm nay Phú Trạm, bút danh Inrasara là nhà thơ kiêm nhà nghiên cứu người dân tộc Chăm, một trong 53 dân tộc thiểu số Việt Nam.

Nhìn ngược dòng lịch sử, vương quốc Champa là một quốc gia độc lập tọa lạc trên miền Trung Việt Nam, từ tỉnh Quảng Trị xuống đến tỉnh Bình Thuận ngày nay. Quốc gia Champa đã có quyền lực tự trị đầu công nguyên cho đến thế kỉ thứ XV; sau đấy đã gia nhập vào nước Việt Nam.
Hiện nay người Chăm ở Việt Nam có khoảng 140.000 người tập trung đông hơn cả ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, miền Trung Việt Nam; ngoài ra còn thêm khoảng 180 nghìn người ở Campuchia. Người Chăm thuộc dân tộc Nam Đảo lục địa, có dân số bậc thứ 16 trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiếng Chăm là một chi nhánh của tiếng Mã Lai và chữ Chăm được gọi là Akhar thrah (đọc các bài về dân tộc Chăm của tác giả ở báo Việt Học, Đại học Mahiol).
Việc chọn người Chăm đại diện cho nhà văn Việt Nam chứng tỏ sự không phân chia chủng tộc ở nước Việt Nam, sự đối xử ngang hàng đối với các dân tộc thiểu số và tài năng nhà thơ được chọn.

Phú Trạm sinh năm 1957 ở làng Chăm Mĩ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận, miền Trung Việt Nam. Tên tiếng Chăm của làng là Chakleng, tên mà độc giả gặp luôn trong trong các bài của Inrasara.
Phú Trạm học trung học Trường Pô-Klong rồi vào Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, nhưng học được 1 năm thì xin thôi ra để đi du hành nghiên cứu và làm thơ, cả thơ Việt và thơ Chăm. Năm 1985 vào cộng tác với Ban biên soạn sách chữ Chăm Ninh Thuận rồi 10 năm sau vào cộng tác với Trung tâm nghiên cứu Việt Nam-Đông Nam Á, Đại học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh.
Phú Trạm có thành tựu quan trọng về hai mặt: thơ tiếng Chăm và tiếng Việt và nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Chăm.
Tác phẩm đầu tiên là quyển Văn học Chăm I được giải thưởng CHCPI (Đại học Sorbonne, Pháp) năm 1994, quyển Văn học dân gian Chăm – Tục ngữ, Thành ngữ, Câu đố (1995) quyển Văn học Chăm II – Trường ca, được giải thưởng của Hội đồng Dân tộc – Quốc hội khóa IX năm 1996.
Phú Trạm có hợp tác hình thành Từ điển Chăm – ViệtTừ điển Việt – Chăm của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam-Đông Nam Á, trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM (1995), quyển sách chính trong việc nghiên cứu ngôn ngữ Chăm. Sau đấy đã viết quyển Các vấn đề văn hóa-xã hội Chăm (1999), Văn hóa-xã hội Chăm, Nghiên cứu & đối thoại (2003), được giải thưởng Hội văn học-nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, Tự học tiếng Chăm (2003) và Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (2005).
Phú Trạm là người sáng lập và làm chủ biên tạp chí Tagalau song ngữ Việt – Chăm ra từ năm 2000 đến nay, mỗi năm một số, nay đã được 5 số. Trong tạp chí này, người dân tộc Chăm có dịp được đăng truyện ngắn, thơ cả tiếng Việt và tiếng Chăm của mình.

Về mặt thơ, Phú Trạm đã có thơ:
Tháp nắng – thơ và trường ca, Nxb.Thanh niên, 1996.
Sinh nhật cây xương rồng – thơ song ngữ, Nxb.Văn hóa Dân tộc, 1997.
Hành hương em – thơ, Nxb.Trẻ, Tp. HCM. 1999.
Lễ tẩy trần tháng Tư – thơ và trường ca, Nxb.Hội Nhà văn, 2002.
Inrasara – Thơ, Nxb.Kim đồng, 2003.
The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh – Việt, Nxb.Văn nghệ, 2005.

Hơn 10 năm qua, Inrasara là người nhiệt tình giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ Chăm cho thế giới biết, qua tiếng Việt và là nhịp cầu nối giữa hai dân tộc Chăm và Việt Nam, đáng là đại diện cho nhà văn Việt Nam.

________________
* Chú thích: bài viết in trong tập Kỉ yếu 9 S.E.A. Write Vietnam, bằng tiếng Thái Lan, giáo sư tự dịch ra tiếng Việt, in photcopy phát vào Tuần lễ S.E.A. Write Award, tại Bangkok, Thái Lan. Có điểm chưa chuẩn xác, BBT vẫn để nguyên để đảm bảo nguyên tác của tác giả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *