Baung còn có nghĩa gì?

Rất nhiều từ thông dụng mà ta đánh mất, rất oan uổng. Rồi ta vô tình xài từ lai tạp.

Sau khi Từ điển Chăm – Việt xuất bản (KHXH, 1994), tôi lượm nhặt được khoảng trăm từ nữa chưa từng xuất hiện trong từ điển nào.

Sẵn bàn về Sổ tay 5.000 từ Việt – Chăm thông dụng, tôi muốn đề cập đến khía cạnh khác: NGHĨA của từ. Bởi lắm khi ta không đánh mất TỪ mà đánh mất [một trong các NGHĨA] của từ. Lạ!

 

Đơn cử trường hợp BAUNG (đọc là bong hay boong).

Từ điển Aymonier (1906) ghi 6 nghĩa:

– rut, en rut; mâle, fort: hoang, khỏe… kabaw baung: trâu hoang

– blanc: trắng, bạc

– moucheture; tumeur: đốm; bướu

– écaille baung kara: mu rùa

– étruire; maitre, précepteur: dạy; thầy, sư – agal baung: thơ; bậc thầy

 

Từ điển Moussay (1971) ghi mấy nghĩa:

– hòm; vỏ – baung arieng: vỏ cua

– u, hoang – limauw baung: bò u, kabaw baung: trâu hoang

– chạy đua – pakhauk baung: chạy đua.

 

Từ điển Bùi Khánh Thế (1994) có thay đổi chút đỉnh.

– mai, vỏ, hòm

– chạy đua

– u, hoang

 

Nhưng cả ba cuốn Từ điển đều bỏ quên nghĩa THÔ, MỘC – một nghĩa rất thông dụng. Ví dụ:

Xay cà phê còn thô lắm: Chai kaphe dauk baung lo!

Baung ở đây trái nghĩa với mịn: KLIK.

 

Đó cũng là khía cạnh rất đáng bàn của từ.

7 thoughts on “Baung còn có nghĩa gì?

  1. Mỗi người tìm ra được một chữ đã mất, hay mỗi bạn tìm được 1 nghĩa bị mất (như bác Inra làm) thì cũng có giá trị. Các bạn của tôi nói chi cho lớn lối, làm được chuyện nhỏ đó thôi cũng tốt rồi.

  2. Ở quê cháu sử dụng từ “Baung” với hai nghĩa, Mu rùa và khỏe (sức trẻ). Mà theo cháu thấy từ “Klik” là “nhuyễn” đúng ko bác?. “Lacin” mới là “mịn”

  3. Bạn Jaya Hamutanran sau khi đọc bài viết ngắn này, đã gởi mail cho Sara:

    Trong bài soạn cho lớp GV chuyên Chăm, Jaya Hamutanran có phần TỪ TRÁi NGHĨA
    – Baung: to hạt, thô -> Klik: nhỏ hạt, mịn (gạo)
    – Bauk: to, chậm -> Angin: nhỏ, nhanh (thỏ)
    – Hơi : thưa, rộng -> Kiêr: khít, chặt, dày (lược)

    Phần này chúng ta đang bàn về “từ điển” (5.000 từ V-C thông dụng) nên tôi muốn đề cập đến sự khuyết nghĩa trong Từ điển đã xuất bản.
    – “Mịn” trong tiếng Việt là nhỏ hạt, có khi rất nhỏ; còn “nhuyễn” thì vừa nhỏ hạt vừa có ít nhiều kết dính.
    – Trong tiếng Chăm giữa baung (thô, to hạt) và klik (nhỏ hạt, mịn) còn có từ GRAK. Gkak: đa phần là mịn, nhưng vẫn còn một số rất ít hạt to hơn, như là “mịn chưa đều”.
    Dĩ nhiên, làm “từ điển” thì rất cần nhiều thời gian và công sức để “tinh nghĩa”. Trên đây chỉ là một cách gợi suy nghĩ.
    Thuk siam!

  4. Bạn Putrachampa mến
    Chăm Đông không dùng từ lacin hay licin, mà chỉ dùng các tư như đã đề cập. Chỉ có Chăm Tây, nhất là Chăm Campuchia dùng từ licin. Từ này có gốc Malaysia: LICIN, có nghĩa là mịn (fin, poli, lisse, glissant).
    Đwa karun yut!

  5. Theo cháu thấy
    -Từ Melayu có chữ “i” ở phía trước, thường thành chữ “a” của tiếng Chăm. Ví dụ : Minyak = Manyak, Hidup = Hadiip…
    -Từ Melayu có chữ “i” phía sau thường thành chữ “ei” trong tiếng Chăm. ví dụ : Laki = lakei, Nasi = Lasei , mimpi = lapei, tali = talei….
    – Từ “lacin” đọc là “lacin”, cháu cũng có 1 thời gian lúc nhỏ sống ở Campuchia, cũng chưa thấy ai phát âm là Licin ( phát âm theo tiếng Malay)..chỉ có nghe phát âm là “racin” ( Gha-chin : theo âm Việt ngữ), có lẽ từ này nằm chung trong ngữ từ Melayu- polinesian chăng bác?

  6. Thường thì như vậy: A biến âm thành I, I thành EI,… nhưng không phải tất cả. Cũng như khi Chăm mượn Sanskrit, A thường biến thành Ư,… nhưng cũng có vài từ, âm chính A vẫn được giữ lại.
    Từ điển Aymonier: không có LACIN mà chỉ có LICIN – ngay sau đó, ông ghi chú thêm: Cham Cambodge (C).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *