Tiếng Cham của bạn. THÊM 1 SINH LINH CHỮ VÀO NGHĨA TRANG

Gok mai’ [‘gaok/ gauk mai’]: “có khi, đôi khi, đôi lúc” là từ được dùng thường xuyên trong đời sống hàng ngày, lại không hân hạnh có mặt trong Từ điển. ‘Gok mai hu, gok mai thoh’: “Có khi có, có khi không”. ‘Gok mai mong bbôh nhu: “Đôi lúc nhìn thấy nó”.

Quá nhiều từ như thế đã và đang được/ bị đứa con Cham vô tình đẩy vào nghĩa trang chữ, đến tôi không còn nước mắt khóc tiễn đưa nữa. Buồn không!

Jalo jalai” được Pô Adhya Hán Bằng cho là đồng dao cổ nhất của Cham, đã đọc chuẩn cho tôi chép, in trong Văn học Dân gian Cham-1995. Đồng dao đựng chứa nhiều hình ảnh sinh hoạt cộng đồng Cham thuở ấy, thêm cái độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ.

[1] Sinh hoạt cộng đồng có:

Nao bal’: đi thủ đô, kinh thành;

Kroong Dung’: tên con sông;

Palei Ia Traang / Pala tabau’: Xứ Nha Trang trồng mía;

tam khek, tam bar’: bàn tính của người Hoa; 3 câu cuối: Ông chủ Tàu tráo trở, dùng bàn tính tính toán bắt đền Cham: Trâu ăn cỏ mà cho là ăn lúa, trâu mới xuống ruộng giẫm “1 đạp” thôi mà bắt đền cả “tấm chăn”.

[2] Láy từ: ‘boh tak boh tan’: “Trái nhãn. ‘Boh tak’: “trái nhàn” không có nghĩa mà là âm láy của từ ‘boh tan’: “trái nhãn”;

[3] Chơi chữ: ‘Đung boh nung’, nghĩa đen: “Bọc trái thành 1 bọc”. ‘Đung’: “bọc” động từ kết hợp với trung tố N để thành danh từ = ‘đnung’ [hay ‘ndnung’]. Ở đây bởi Đ & N chỉ là 2 chữ cái do biến âm mà ra, thế nên Cham bỏ tiền trọng âm [‘lang likuk’] Đ này để chỉ giữ lại ‘nung’.

Theo anh Ysa, Cham Tây có loại trái cây tên là ‘danung’, vậy câu trong đồng dao phải đọc là: ‘Đung boh DAnung / Laic đung boh daraang’ mới hợp lí. Thế nhưng, Cham Pangdurangga không đọc ‘daNÙNG’, mà ‘daNUNG’. Lạ thế! Vậy ta cứ ghi ra đây để tham khảo.

Một bài đồng dao ngắn, mà đã làm được bao nhiêu chuyện. Vậy mà Cham hôm nay có ai còn hát nó đâu. Buồn không!?

+

JALO JALAI

Jalo jalai / Amư hư mai

Bơk ia di kroong

Mưnhi ciim tioong / Mưnhi ciim hiag

Lak boh tak / Laic lak boh tan

Jalaan nao bal

Điik cơk Kroong Dung

Đung boh nung / Laic đung boh daraang

Palei Ia Traang / Pala tabau

Brei ai likau / Tha bbek

Ppalek tamkhek / Ppalek tambar

Ppablang ppablơk

Kabao bbang harơk / Laic bbang padai

Juak tha takai / Đôk tha aban.

Dịch:

Jalo Jalai – Cha mầy về

Đắp đập khai mương

Kêu tiếng chim hiak – hót tiếng chim nhồng

Mang trái mằn tẳng – với trái mần tăng

Đường đi kinh thành – Leo núi Krong Dung

Bọc trái nhãn – bọc trái nhàn

Xứ Nha Trang – Trồng mía đường

Có ai thương – Cho anh một đụt

Ăn đỡ khát

Ném hột tamkhek – đặt hột tambar

Đồ tráo đồ trở: Trâu ăn cỏ – bảo rằng ăn lúa

Giẫm một bàn chân – Đòi nguyên một tấm chăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *