Giải trí sơ cấp. ĐỖ HOÀNG VA QUẸT INRASARA, TÉ &…

Chiều 22-12-2014, từ Hội thảo tại Đại học Silpakorn – Bangkok, tôi bay thẳng ra Hà Nội. Vừa đặt chân vào khách sạn, tôi nhận tin nhắn từ một bạn thơ: “Đỗ Hoàng phê Sara, phê thơ cứu đói dân tộc miền núi đó!” Qua đường link, đọc, tôi thấy có cái gì đó nhảm, và buồn cười.

Ừa, cá nhân tôi chả sao, riêng vụ “cứu đói miền núi”, thì nên bố cáo cho bà con biết.

Tôi ngồi vào bàn, gõ một hơi “Đỗ Hoàng mặc cảm ‘dân tộc miền núi’ như thế nào?”. Như thói quen, trước khi post, tôi gửi nó cho Út vừa xong Đại học, đọc duyệt. Út kêu, kiểu này cei hơi giống “Chiến trường Akhar thrah” rồi còn gì, tầm cei phải khác chứ. Thế là thôi.

10 năm tình cũ qua nhanh, nay có nhạc yêu cầu của bạn Nguyễn Hữu Hạnh, cứ chơi theo kiểu gạch đầu dòng một lần cho trót. Lần này thôi, bà con đừng bis nữa nhé, Karun!

Các trích đoạn trong ngoặc từ “Thơ vô lối Inasara (sic) – rất vô lối, tắc tỵ, quái đản…”, Blog Dohoang,22-12-2014.

ĐH: “Năm 1998, nghe Inrasara ra Hà Nội, tôi tới nhà khách Thanh Niên để đưa báo biếu cho anh ta. Cùng đi hôm đó có Đăng Bẩy đang làm tờ Văn nghệ dân tộc miền núi (sic). Đăng Bảy (sic) khen tôi bằng câu Kiều “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”.  In rasa (sic) đứng bên tường cổng nhà khách Thanh Niên dáng điệu rụt rè, mắt chớp chớp như con thỏ nhảy xuống phố”.

Inrasara:

– Đăng Bẩy với tôi quen thân, tôi: 1m65-nặng 64kg [chuẩn Việt Nam], nhà thơ mà dáng nông dân xịn, còn ĐH nhỏ thó, gầy còm. Nữa: ĐH [là khách] tìm đến gặp tôi, trong khi tôi [là chủ] mà lại “rụt rè, mắt chớp chớp”: Hưcấu-01.

– 4 năm tính từ tôi nhập cuộc chữ nghĩa đến ngày ĐH tìm đến gặp, tôi đoạt 4 giải thưởng danh giá, chục lần thuyết trên các diễn đàn lớn, kẻ thế ấy mới thấy ĐH mà “dáng điệu rụt rè, mắt chớp chớp như con thỏ”: Hưcấu-02.

[2] ĐH: “… Chữ Việt chưa rành, tiếng Việt bập bõm”. Mặccảm-01.

Inrasara trích Hà Văn Thùy: “Tiếng Việt của anh đạt đến mức điêu luyện. Đấy là thứ tiếng Việt phong phú, giàu biểu cảm, được sử dụng uyển chuyển đến mức tài hoa, điều mà không nhiều lắm tác giả người Kinh có được.” (Tạp chí Văn hóa – văn nghệ Công an, số 11, 2000).

[3] ĐH: “… Sau khi được Hội Nhà văn liên tiếp trao giải thưởng, Inrasara nhày vào ngõ cụt mà không biết… thơ không có một chút nghệ thuật gì, toàn tòng vô lối”: Mặccảm-02.

Inrasara: Trích Trần Nhã Thụy: “Inrasara đã tạo ra chân dung mình cùng giọng điệu ảnh hưởng vào thế giới đang sống của chúng ta. Những lời thơ có sức mạnh và bay bổng lạ kỳ. Nó làm cho chúng ta thực sự bị thuyết phục và sung sướng trước sự linh nghiệm của thơ (Tạp chí Tài hoa trẻ, số 253, 2003).

[4] ĐH: “Hội Nhà văn Việt Nam ba lần trao giải cao là tát vào Đại Việt ông cha ta!”: Mặccảm-03.

Inrasara: Tôi đâu chỉ nhận giải thưởng riêng Việt Nam, còn nhiều nước khác nữa. Nếu thế, các nước kia cũng tự tát vào ông cha họ rồi còn gì!

[5] ĐH: “… Dân tộc chưa quá một phường trung bình của một thành phố loại 2 (trên dưới 100 000 người). Quanh năm suốt tháng Nhà nước phải trợ cấp lương thực nhu yếu phẩm (16 tỉnh miền núi Nhà nước phải trợ cấp ngân sách)”.

Inrasara:

– ĐH chưa thuộc bài địa lí-dân cư VN nên nghĩ Cham đang sống “miền núi”! Mà miền núi thì có sao nào? Liên quan gì giữa thơ vô lối với miền núi?: Mặccảm-04.

– Dân tộc Cham “quanh năm suốt tháng Nhà nước phải trợ cấp lương thực”: Hưcấu-03.

[6] ĐH: “Hội Nhà văn VN ba lần trao giải cao… Bản thân anh ta muốn làm ngọn cờ đầu đổi mới thơ Việt!”

Inrasara: Ở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại in 2010, ĐH kê khai chi li: Giải 3 Thơ Quảng Bình (1974), Giải 3 Thơ Bình Trị Thiên (1983), Giải văn học báo chí Bộ Quốc phòng (2009), hết! Trong khi Inrasara 2 lần Giải thưởng Hội Nhà văn VN, rồi Giải S.E.A Write Award, và 18 giải thưởng khác, cả chính thống, phi chính thống, nước ngoài… Mặccảm-05.

[7] ĐH: “Inrasara nói tiếng Việt giọng thổ âm Ninh Thuận lai tiếng Chăm… ấp a ấp úng”.

Inrasara: Kẻ từng vô số lần đứng trên diễn đàn trong và ngoài nước, vô số lần chủ trì hội thảo, bàn tròn văn học lớn bé, mà ấp a ấp úng trước ĐH! Mặccảm-06.

[8] Cao trào, khi năm 2021, tôi được bầu vào ghế Chủ tịch Hội đồng Thơ – Hội Nhà văn, ĐH liền đề thơ Đường luật có câu: “Đại Việt chưa bao giờ nhục thế/ Dân Hời chủ tịch thơ nhà ta”: Mặccảm-07.

ĐH: 3 Hưcấu+7 Mặccảm, và chưa hẳn đã là cuối cùng, tội hôn?!  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *