NHƯ THỂ LÀ BIỂU TƯỢNG

“Loạn chùa”, “xàm tăng” cùng vô số hạn từ tiêu cực tràn ngập không gian mạng như báo hiệu thời mạt pháp đang đến gần. Tín đồ tín mà không kính, khẩu phục còn tâm thì lạc tận đâu đâu.

Khi mất niềm tin tràn lan, ở thẳm sâu tâm thức mỗi chúng sinh như chờ đợi một cái gì khác, để rồi khi hiện tượng Đạo sĩ Minh Tuệ xuất hiện, tức thì trở thành một biểu tượng, cho một niềm tin thuần khiết hóa sinh.

Ở hậu bán thế kỉ trước, ta có Thầy Tuệ Sỹ, còn hôm nay…

Dẫu sao, tác giả Tâm Anh, ở mang thuvienhoasen.org, 5-5-2024 có lời cảnh báo đáng chú ý:

Thầy Thích Minh Tuệ đang  trở thành “hiện tượng lạ” trên mạng đang cho chúng ta thấy là một tấm gương khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng việc các anh chị em youtuber, hoặc các tiktoker tung hô quá trớn, thậm chí đem tâm phân biệt giữa Thầy với vị tu này, vị tu nọ vô tình khiến Thầy bị đố kỵ, ganh ghét, thậm chí có thể khiến Thầy gặp nguy hiểm. 

Chúng ta có nên chăng hãy bảo vệ “hiện tượng” này bằng cách bớt quấy rầy, bớt tung hô và cũng bớt so sánh. Tốt hơn hết, chúng ta hãy lặng lẽ học ở Thầy những điều tốt đẹp theo cảm nhận của riêng mình. Qua đây người viết xin chúc Thầy an lạc, vượt qua mọi chướng ngại, chóng thành đạo quả. Hy vọng rằng hạt giống từ bi mãi gieo rắc muôn phương.”

Tôi vừa có vài ghi chú đối chiếu về Giới Định Tuệ và Nguyên lí của Chủ nghĩa khắc kỉ, mời quý bạn facebook tham khảo.

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC [Thử đối sánh ĐẾN GIẢI THOÁT

Giới Định Tuệ pháp môn vi diệu bậc nhất trên lộ trình tu học của hành giả của nhà Phật, soi sáng chúng sanh con đường thoát khỏi đau khổ. Chủ nghĩa khắc kỉ bày ra các nguyên lí đưa con người đến bến bờ hạnh phúc, chi li và thực tế hơn có lẽ. Dù có vài điểm dị biệt nhất định, cả hai nhất quán ở chỗ: Ở nhà Phật, học đạo là để hành đạo, dấn thân trên con đường đi đến giải thoát, thì bên Khắc kỉ cũng hệt, triết thuyết được dựng lên nhằm tìm cầu hạnh phúc bằng cách cung cấp liệu pháp tôi luyện tinh thần con người bình tâm và mạnh mẽ trước mọi biến thiên của cuộc sống.

Chủ nghĩa khắc kỉ Stoicism ra đời ở Athens vào thế kỉ III trước công nguyên, một trường phái triết học đòi hỏi kỉ luật tự thân với chỉ dẫn cụ thể, dễ vận dụng vào thực tiễn đời sống hiện đại. Nói “dễ”, bởi Chủ nghĩa khắc kỉ không “cao siêu” như nhà Phật. Bằng ngôn từ dễ hiểu nhất, tôi thử nêu vài tương đồng:

1. Giới: kiểm soát khẩu nghiệp, nhất là thân nghiệp ở Đạo Phật với các giới luật nghiêm ngặt.

Còn Chủ nghĩa khắc kỉ là “kiểm soát cảm xúc”. Hành giả “hoàn toàn tự chủ”, “tự do trước những nỗi tức giận, sự đố kị và ghen tị”. Nghĩa là con người khắc kỉ không bị nô lệ bởi yếu tố bên ngoài.

2. Định: Kiểm soát ý nghiệp, hay thực hành chánh niệm.

Mỗi niệm khởi lên trong tâm trí, con người làm chủ nó mà không đàn áp hay xua đuổi, càng không phán xét, mà dõi theo từng động tĩnh vi tế nhất của nó, tức thì nó vong bặt [ở đây tôi có vận dụng Krishnamurti để diễn thêm].

Bên Chủ nghĩa khắc kỉ đòi hỏi hành giả “áp dụng đức hạnh [“giới”] vào đời sống ở đây và lúc này”.

3. Tuệ: Đời vô thường, vạn vật chuyển dịch và thay đổi liên tục.

Thường trực ý thức về nỗi đó, ta bình tâm trước mọi bất hạnh, hiểu mệnh và yêu mệnh. Từ đó ta “hành động trong chân trời khả thể”, vui sống và hân hưởng từng khoảnh khắc đời với những tặng vật giản đơn và khiêm cung nhất từ cuộc sống.

Giới Định Tuệ của nhà Phật ở tầm bao quát cao và thâm hậu hơn, dẫu sao nơi thế giới hiện đại, có 2 thứ ở Chủ nghĩa khắc kỉ có vẻ thực tế hơn, đó là: Suy ngẫm lại sau mỗi ngày ta sống qua, và đáp lại sự xúc phạm bằng tâm thái hài hước.

Như vậy, không khác nhà Phật, Chủ nghĩa khắc kỉ quan niệm triết học không chỉ là một học thuyết mà còn là một phong cách, một nghệ thuật sống của con người giữa cộng đồng. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *