Lang thang-06. TỪ CHAI NƯỚC KHOÁNG ĐẾN HỒ KAPET QUA GIẢI THƯỞNG HỘI DTTS

[hay. Thương ca vô tận-19. Nghĩ ngắn]

Chuyến bay ra Bắc, ngồi cạnh một ông Ấn Độ, tôi cười chào rồi lim dim. Mãi khi cô tiếp viên kêu chú có cần nước không tôi mới mở mắt, thấy mặt ông người nước ngoài nhăn nhó, và lắc. Tôi hỏi, có chuyện gì không? Ông nói, 30k một chai – ông giơ chai nước lên – cũng như này tôi vừa mua 4k ngoài kia. Nghĩa là gấp 7,5 lần, tôi hiểu cái nhăn ấy.

Qua nói chuyện tôi biết ông là doanh nhân giàu. Người giàu + mua vé giá rẻ + đi ghế hạng phổ thông + bị chặt mất 26k = NHĂN NHÓ!

Tôi thử tính, trên chuyến bay, tối đa 50 khách cần nước x 26k tiền lãi = 1.300.000đ. Có nhiêu đâu, mà ta quyết ăn non, ăn ngắn. Hèn chi!

Chợt nhớ nêu vụ Hồ nước Kapet, có bạn bênh dự án còm: Đã có cuộc điều tra, 100% dân 2 làng trong khu vực đồng tình, bị nhiều người vào la lối, cho đó là con số ma, tôi nói:

– Không ma đâu, thực 100% luôn. Tại sao? Bà con cần nước, nước về thì nông dân có thêm vụ mùa trồng tỉa, thoát nghèo là cái chắc. Nhưng lẽ nào lãnh đạo mà lại NGHĨ NHƯ DÂN, chỉ lo thoát nghèo mà không tìm cách làm giàu? Cần nhìn toàn cảnh, để PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Nữa, tại sao cứ phải nông nghiệp mà không là gì khác [đã phân tích]?

Nghĩ ngắn, để ăn ngắn là thế.

Trở lại với “Giải thưởng Hội VHNT-DTTS nên dành riêng cho tác giả người dân tộc thiểu số”. Từ “đầu tư” cho đến “giải thưởng”, nêu ý kiến này ra, trong khi nhà phê bình Ngo Thao “ủng hộ”, thì 1 nhà văn kêu “nói lòng vòng, nhạt” ý chê tôi thiếu quyết liệt. Khi tôi hỏi:

– Viết sao cho MẶN đây, chỉ bảo mình với, thì bạn xóa còm.

– Anh ấy muốn Sara dùng đúng từ THAM – bạn khác nhắc vở.

Mai Thắng thì phê: “Họ không áy náy xấu hổ”.

Phần tôi cố gắng sử dụng ngôn từ nhẹ nhất có thể: “Chứ các bạn Hạng nhất mà đi tranh giải với đội Bán chuyên thì rất khó coi, nếu không muốn nói là thiệt thòi cho người anh em”.

Cần nhìn toàn cảnh 54 dân tộc trên đất nước hình chữ S này, từ đó ta mới hiểu nhau, thương nhau, biết nhường nhịn nhau để được DÀI LÂU.

P.S.

– Dĩ nhiên, ở trong Ban Thơ của Hội, khi xét giải, tôi vẫn làm nhiệm vụ “chất lượng là trên hết” của mình.

Nêu vấn đề này, tôi biết mình sẽ nhận về khối nỗi ghét. Lẽ nào mãi im? Tôi tin vào lời dạy của Ariya Glơng Anak: “Nói lời chân thành” ‘panôic thattiak’ bằng tâm thành, mọi ngộ nhận sẽ được hóa giải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *