Minh-triết-Cham-11. BẠN ĐÃ HIỂU NGƯỜI VIỆT CHƯA?

Ariya Glang Anak:

Câu 58: ‘Rai drei sappajiơng rei thong nhu

Ralô ginong pôic ôh hu, rabrei janưk mai ka drei’: Đời đẩy ta chung sống với họ/ Có giận tới đâu chẳng nói được, [thế nào] họ cũng mang oán đến cho mình

Câu 65: ‘Ra brei janưk pparabha gaup bital’: [Và] bao nỗi oán hận kia, họ cho để ta chia nhau đủ đầy.

Đó là hai câu thơ kinh khủng. Chỉ có thi nhân nhìn sâu vào lòng dân tộc mới nhận ra, với ít lời mà vỡ được sự thật cỡ ấy. Đó là chuyện của hai thế kỉ trước, hôm nay nỗi kia vẫn thời sự, nhưng khác nhiều…

Không còn “ta”/ “họ” trắng đen như xưa nữa, mà ta cùng họ, trong nhau.

Không được chọn lựa, tôi bị quăng ném ở đó. Tôi nhận phận, và yêu mệnh. Tôi cần hiểu xung quanh, Chakleng quê tôi, và Cham và Việt Nam và thế giới – không thể khác, cuối cùng để hiểu tôi là ai ở chốn này?

Tạm cho là ta đã hiểu ta, để nói với bên ngoài rằng Cham thế này, thế nọ. Hỏi chứ ta đã hiểu họ chưa? Cụ thể hơn: Cham đã hiểu Việt chưa? – Chưa! Ta còn chưa ý định tìm hiểu nữa. Tội hơn, ta còn không ngạc nhiên về nỗi chưa ấy!

Tâm hồn một dân tộc biểu hiện rõ nhất qua văn chương, với người Việt: qua THƠ, thứ nghệ thuật bao hàm nhiều loại hình nghệ thuật khác, – tôi nhiều lần nói thế.

Muốn hiểu TÂM HỒN VIỆT, tôi đọc văn chương Việt, đọc sớm, đọc nhiều, nhất là đọc hệ thống. Sau đó tôi còn đọc người phương Tây nhận xét về Việt, rồi chính trí thức và học giả Việt bàn về dân tộc mình. Qua các tác phẩm dày, chứ không phải những bài báo lẻ.

Hết nửa đời hư, tôi nhìn thấy NÓ! Thấy thế nào?

Minh Mạng tàn sát Cham và Thiệu Trị bao dung Cham; Ngô Đình Diệm muốn đồng hóa Cham và Nguyễn Văn Thiệu bảo bọc Cham; trên diễn đàn ở Thái Lan tôi nói, cho đến năm 2010, về văn hóa – chính sách dân tộc của Việt Nam mươi lần ưu việt hơn nước các bạn…

Chính quyền là vậy, quần chúng Việt tôi chưa gặp phải sự phân biệt đối xử. Thi thoảng có, nhưng rất nhẹ, có khi vui nữa. Dân chữ nghĩa thì sao? Sinh hoạt với văn giới Sài Gòn hết một phần tư đời người, không ai xem tôi “Chàm” cả, dù tôi luôn tự nhận “nông dân thi sĩ Cham”.

Dĩ nhiên ở HTX chữ nghĩa này, lâu lâu nẩy ra vài sinh linh thuộc chủng loại hiếm sót lại, đã cụ thể miễn nhắc lại.   

Làm thế nào? Mời các bạn đọc lại “Câu chuyện Cham-54. Thế nào là một Cham?” đăng ngày 25-5-2021 ở đây:

Câu chuyện Cham-54. THẾ NÀO LÀ MỘT CHAM? | Inrasara.com

Chỉ khi ta thực sự hiểu ta, giúp người ngoài hiểu ta, hiểu nhau. Việt hiểu Cham, và ngược lại: Cham hiểu Việt, và hiểu các dân tộc anh chị em trên đất nước hình chữ S xinh đẹp này, ta mới có thể ngồi lại nói chuyện, mà không vướng chút mặc cảm, tự ti lẫn tự tôn.

Và…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *