[Định kiến & Kiêu ngạo, thư kì-3 cho nhà thơ Kông Đản]
Bạn thơ Kông Đản quý mến!
Hai thư trước hơi lí quá, thư này hai mình tâm tình có lẽ hay hơn.
Hôm hội thảo, lần đầu tiên với văn nghệ Ninh Thuận, tôi nhận được niềm vui trọn vẹn.
Vào làm dân Sài Gòn hơn 30 năm, tôi luôn hướng về quê nhà, nhất là với anh chị em văn nghệ. Thuở vô danh hay ít nhiều được biết đến, dù nhà văn chay hay sắm vai “quan văn” từng giữ ghế này nọ, tôi vẫn thế. Mỗi bận về là mỗi bận hoặc ghé Hội hoặc đến với anh em lai rai tán gẫu chuyện văn chương.
Nữa, tôi được cho là “nhà báo lớn” [chữ của Tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển dùng ở hội trường Khách sạn Phong Lan, khi giới thiệu tôi ở hội thảo “Báo chí và Chủ quyền biển đảo”, 2014], với hơn 500 bài báo dài ngắn khác nhau cho nhiều tờ báo trong lẫn ngoài nước. Lạ, nhiều vậy mà chỉ khi được mời, hoặc báo này lấy từ báo khác, chữ nghĩa tôi mới xuất hiện. Ngược lại, tôi khoái góp mặt Văn nghệ Ninh Thuận tạp chí tỉnh nhà, dù anh em ở đây có đăng hay không, tôi vẫn đều đặn gửi.
Như hồi năm 2001, “Sinh chỉ 1 lần” viết về tôi-Phan Rang, bị từ chối. Cuối năm đó, bài thơ được báo Văn nghệ chọn thơ hay trong tháng với lời bình, lần nữa tôi gửi đến Ninh Thuận – vẫn không.
Để làm gì? – Hòa đồng văn nghệ. Là điều, theo quan sát của tôi, ít người làm được. Hoặc tự cao hoặc tự ti, mà né. Tôi – không.
Hôm nay vui là vậy, chớ 10 năm trước thì khác. Ở buổi tổng kết cuối năm, một vị dường quan lớn lên phát biểu, tạt qua: “tôi biết có nhà văn chuyên chống đối chủ trương chính sách của Chính phủ ta” [ý ám chỉ tôi lên tiếng về Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận], trong khi tôi đang ngồi hội trường. Thế thôi mà ở buổi tiệc trưa hôm ấy, không ai qua bàn tôi nâng li! Anh em sợ liên lụy, trong khi tôi đương “chức” phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn… Trung ương!
Buồn như con cá rô đem bỏ vào tô.
Tuy nhiên tôi vẫn hòa đồng, như không có gì xảy ra ở nơi ấy. Tôi vẫn kết nối bạn bè, làm cầu nối các khác biệt tìm đến nhau. Như năm 2006, nhà thơ Nguyễn Phan Thịnh, giáo sư Trường Nữ Phan Rang cũ – sau 30 năm chạy khỏi quê nhà, không một lần về – đã nhờ tôi làm gạch nối tìm lại anh em, tìm lại bạn bè.
Trần Văn Luyến là trường hợp khác, tréo ngoe hơn. Anh được Trung ương phân về Ninh Thuận triển khai ý tưởng Dự án Điện hạt nhân. Bay vào Sài Gòn gặp tôi, anh nói: “Người Cham đầu tiên tôi muốn gặp là Inrasara, người Cham duy nhất tôi cần gặp là Inrasara”. Vậy đó, anh một bên và tôi một bên. Như thể đối thủ ấy, hai tôi hiểu đó là nhiệm vụ. Nhưng rồi trước và sau khi dự án “cancelled”, tôi với anh vẫn thân nhau! Thế mới là con người.
Cư trú vị thế đường biên, tôi khả năng sắm vai sứ giả làm gạch nối nối liền Cham và Việt, Việt Nam và Đông Nam Á hải đảo! Tôi nhiều lần tự nhận thế.
Bằng tâm thành, tư tưởng vô phân biệt và tư thế đường biên, tôi khả năng hóa giải và hòa giải các “loài” văn chương. Câu hỏi, tại sao các “thế hệ” thơ Việt hay bài bác, thậm chí – mạt sát nhau? Không gì khác, do ta nặng định kiến và tràn kiêu ngạo.
Thời đại đa nguyên, thẩm mĩ nghệ thuật thôi còn thuần nhất. Mỗi dòng thơ có bộ phận độc giả riêng. Chúng có mặt là cần thiết, để phụng sự cho bộ phận độc giả của mình [xem Inrasara: “Hóa giải và hòa giải 3 loài thơ hôm nay”].
Khi ta hiểu nỗi đó, và khi ta biết vận dụng hình thức “phê bình đi vào trong” mỗi hệ mĩ học sáng tạo để nhận diện cái hay dở của sáng tác thuộc hệ mĩ học đó, thì mọi xung đột sẽ được hóa giải, nhẹ nhàng [xem Inrasara: “Ba hình thức Phê bình Lập biên bản”].
Bằng tâm thành, tư tưởng vô phân biệt và tư thế đường biên, tôi khả năng hóa giải và hòa giải các “loài” văn chương. Câu hỏi, tại sao các “thế hệ” thơ Việt hay bài bác, thậm chí – mạt sát nhau? Không gì khác, do ta nặng định kiến và tràn kiêu ngạo.
Thời đại đa nguyên, thẩm mĩ nghệ thuật thôi còn thuần nhất. Mỗi dòng thơ có bộ phận độc giả riêng. Chúng có mặt là cần thiết, để phụng sự cho bộ phận độc giả của mình [xem Inrasara: “Hóa giải và hòa giải 3 loài thơ hôm nay”].
Tâm thế đó, tôi mới chủ trì Bàn tròn Văn chương qua 12 kì, nhẹ nhõm.
Định kiến, ta khó mở lòng đón nhận cái mới, cái khác mình.
Kiêu ngạo, ta coi thơ văn ta với loài văn chương theo kiểu ta là nhất.
Henry Miller: “Khi chúng ta không biết học nhìn chúng ta như kẻ khác nhìn chúng ta thì vết thương sẽ không bao giờ được lành. Và chúng ta đời đời sống trong phân li và ngăn cách”.