Nghĩ-97. DỐI [từ Việt đến Cham]

huở buôn bán, nguyên tắc số 1 của tôi: KHÔNG DỐI khách hàng. 10 năm không dối – và tôi thành công.

Hôm nay, chúng ta dối quá nhiều. Dối mà không biết mình đang nói dối, bởi định kiến hay kí ức suy tàn đánh lừa, không muốn nói dối thành dối. Không bằng chứng, cứ nói, cho thỏa tâm ta. Hay dù biết dối, mà ta cứ nói dối, riết thành quen, thành lờn.

Ở đâu và dân tộc nào cũng có giả dối, đáng nói là TỶ TRỌNG.

Là nguy cơ lớn cho con em, và cả tương lai đất nước.

Ngoài đời tôi không nghe và nói chuyện thi phi, càng ít đọc facebook. Tuần qua tiếp khách, và nghe khách kể. Ba chuyện ở cộng đồng, như thể tôi nói dối bà con lẫn độc giả của mình. Tôi nói:

– Sự vụ gì Sara đều KỂ NGAY trên Inrasara.com và facebook, sau đó LẬP HỒ SƠ với hình ảnh, ngày tháng, nơi đăng, người dự cuộc… rất cụ thể thì làm sao dối được? Nếu ai đó nói khác, cứ bảo đưa bằng chứng. Còn cãi thì bao giờ xong!

Mưgru panôic thattiak bek ia’: “Học lời chân thành nhé bà con ta”. ‘Panôic thattiak’: “lời thành” là một trong vài từ đinh của Ariya Glang Anak.

Tôi thuộc Glang Anak từ bé, nói, làm và sống “theo dấu hiệu” tư tưởng của thi nhân siêu hạng này, không sai một li.

Panôic thattiak’ nói theo lời Phật, là chánh ngữ.

Hay Nguyễn Bá Học dạy: “Thành nghĩa là thật lòng, không dối mình dối người…”. Đơn giản vậy thôi, cả thế kỉ qua ta không thuộc.

Kể chuyện văn giới Việt trước.

[1] Nhà văn từ ngoài về viết về thơ đăng trên Vanviet, ý: Ở hải ngoại bàn về cách tân trước trong nước rất nhiều năm, tôi bình “lại thêm người nói mớ về thơ”. Thế là cãi nhau. Tôi hỏi:

– “Trước rất nhiều năm”, vậy đó năm nào, bài của ai, đăng ở đâu…

Vẫn cứ cãi. Tôi tiếp:

– Hay hai ta lên Cà phê thứ Bảy tranh luận ở diễn đàn đó, có bên thứ ba chứng kiến để xem đúng sai ở đâu.

Thế là “ông là kẻ ngu nhất thế giới”, tôi đùa: “có lẽ thứ hai thôi”.

[2] Nhà phê bình khá nổi tiếng trả lời phỏng vấn báo Thể thao & Văn hóa, rằng nhà văn trong nước nói nhiều về hậu hiện đại, mà chỉ học hớt lớp váng. Tôi đưa ra 7 tên tuối viết nhiều về hậu hiện đại, và hỏi:

– Chị thấy ai trong số này “học hớt lớp váng” xin chỉ ra 1 thôi.

Im lặng! Tôi tiếp:

– Kẻ sáng tác có thể biết ít, không cần biết sâu về hậu hiện đại, họ có cảm thức là đủ, còn người làm phê bình phải khác chứ…

Trở lại với Cham, từ năm 2006 tôi viết trên mạng Chamyouth của các bạn trẻ ở Hoa Kỳ, và nhiều lần lặp lại: “Nhà văn là kẻ phơi mình trước công chúng. Như một cá thể – không tổ chức, không phe phái, không tài sản, hắn chỉ có CHỮ bảo vệ mình…

Ngoài chuyện gia đình và tình cảm riêng tư, tôi không ngại đối thoại với mọi mọi Cham về bất cứ lĩnh vực ở bất kì đâu: trực diện hay diễn đàn công cộng”.

Tôi nhắc anh chị em Cham:

– Sống thì có kẻ yêu người ghét, nổi tiếng thì yêu ghét kia càng tợn. Ghét, thì hãy cho qua, còn ai yêu mà còn lấn cấn về Sara, cứ đến – tôi cho xem hồ sơ, là xong phim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *