Inrasara-TV 25. “Pô Riyak – Huyền thoại và sự thật”, mời quý vị và các bạn bấm vào đây để xem:
Jatang con vị con Pô Adhya, sinh 1784 tại làng Ia Dak, Ma Lâm – Bình Thuận.
Tuổi 20, chàng qua Kalentan, Malaysia học, mong về cứu đất nước đang cơn nguy khốn.
Học chưa xong, Jatang trốn về, thầy rủa, Jatang bị sóng lớn đánh vỡ thuyền, chết; nửa thân giạt vào vùng biển Phan Rí Cửa – Bình Thuận, nửa trôi ngược mạn bắc thuộc Vĩnh Trường, Sơn Hải thuộc Ninh Thuận ngày nay.
Câu chuyện khác: Jatang không chết, tìm lên vùng người Hơho, Êđê… nhưng rồi thất vọng trở về, đi vào biển khơi, biến thành Pô Riyak.
Lễ thờ cúng Pô Riyak ảnh hưởng đến phong tục người Việt trong vùng, như tục thờ Cá Ông, thờ Ông Nam Hải…
Văn bản-1. Trường ca Ariya Po Riyak 44 cặp lục bát Cham.
Bản chép tay của Bạch Thanh Chạy, nguyên Trưởng Ban Biên soạn sách chữ Chăm, đối chiếu với bản của Bá Văn Có làng Hữu Đức, và của Thanh Long làng Chất Thường.
Văn bản-2. Tụng ca Damnưy Po Riyak 10 cặp lục bát đếm âm tiết, do Phú Đạm văn bản hóa từ băng ghi âm do Mưdôn Hán Phải ở làng Chung Mỹ đọc.
Tham khảo:
Nguyên tác và bản Việt ngữ văn bản-1 trong Inrasara, Văn học Chăm II – Trường ca, Nxb VHDT, 1995
Tiểu luận “Po Riyak – Thần Sóng: Lịch sử, truyền thuyết và tục thờ cúng”, tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 2-2016, in lại ở đặc san Tagalau 20, nxb Hội Nhà văn, 2016.
Khu vực Pô Riyak ở Vĩnh Trường – Ninh Thuận là cả mẫu đất um tùm loài chùm lé với cây Kayo cổ thụ, nay chỉ còn lại mấy hòn đá lẻ. Di tích từ cái “nhà” do vua Gia Long cho dựng lên để Cham thờ tự. Sau thời Việt minh, Pháp phá đi.
Lễ cúng Pô Riyak, cả 3 hệ Mưdwơn, Ka-ing và cấp Acar tham gia hành lễ, bên ‘halau janưng’ Ahiêr không dự.
Năm 1960, dân Chakleng thỉnh Ngài về dựng ‘danook’ cạnh Bingun Ia Ralông Giếng Nước Ngàn cách trung tâm làng nửa cây số, làm thần làng, Thần Tri thức, nhằm tôn vinh hai thứ: Tinh thần cầu học và Đức hi sinh vì xã hội của Ngài.