Henri Miller hỏi thế!
Thời kì Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan, Anne Frank cô gái Do Thái cùng gia đình lẩn trốn thì bị bắt năm 1944, sau đó Anne Frank bị chết vì bệnh sốt phát ban trong trại tập trung. Tại đây cô ghi lại chuyện xảy ra quanh mình, cùng cảm nhận và suy nghĩ riêng. Nhật ký Anne Frank là trích đoạn từ “nhật kí” ấy.
Anne Frank: “Ánh mặt trời này… bầu trời xanh lơ này… Dù bất cứ điều gì đã xảy ra, tôi vẫn tin rằng con người thực sự vẫn tốt”.
Bắt đầu bằng cảm hứng, tiếp tục bằng thói quen.
Từ Anne Frank, bạn hãy ngồi vào bàn, và viết. Về những điều nhỏ nhất, về xung quanh, về mình, về cha mẹ anh chị em, về quê hương. Suy nghĩ hay cảm nhận thế nào cứ ghi ra, sau này chỉnh lại thêm bớt – rất quan trọng.
Ngày qua ngày, từ đó bạn có thói quen viết. Thói quen làm việc ấy trở lại tạo cảm hứng mới, bật ra ý mới, và khác nữa.
Kí ức kia sau này khó tìm thấy, nếu không ai ghi lại. Bạn muốn làm nhà văn, bạn cần tạo thói quen ghi chép, thói quen lập “hồ sơ” lưu giữ sự kiện, vấn đề, ý nghĩ…
Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc – Inrasara từng nói thế!
Bạn hỏi làm sao cei Sara có được nguồn tư liệu khổng lồ đến vậy? Dễ lắm: Bằng đi, hỏi, và ghi chép. Ở buổi nói chuyện với độc giả Mực Tím, tôi nói: Từ 18 tuổi, về sinh hoạt – tôi viết nhật kí mỗi ngày, về tư tưởng có “Sổ ghi”, còn nghiên cứu văn học Cham là chép tay văn bản cổ.
Từ 2007 mở web Inrasara.com, tôi có những “Ghi chép”, mỗi tuần có tới 2-3 bài dài. Liên tục như thế cho đến năm 2014 chơi Facebook. Tại đất này tôi viết ngày 1-2 tút, thành series kéo dài nhiều kì. Về từng chủ đề. Sau đó tôi tập hợp lại, gạn đục khơi trong để làm nên tác phẩm. Minh triết Cham và Chakleng, hay Từ mảnh ghép kí ức ra đời từ đó. Và còn nữa…
Nhà văn chớ ham nói, hãy học lắng nghe, ghi chép và suy ngẫm.
Và hãy bắt đầu ở-đây-bây-giờ, rồi từ từ và đều đều.