Câu chuyện Cham-28. Giải trí cuối tuần. TÔI CŨNG BIẾT SỢ CHỚ BỘ

[“nếu một mai anh [trúng gió] qua đời”]

Hồi lên tiếng vụ Ghur Raneh, bà con Bà-ni ủng tôi tối đa. Tôi tưởng mình ngon, làm tới…

Đấu tranh đổi tên “Tôn giáo: Đạo Hồi” thành “Tôn giáo: Bà-ni” trên CMDN, đang ngon trớn, bạn học tôi LVL kêu “Ông Sara có là Bà-ni đâu mà đau cho Bà-ni”. Bị bà con xúm vào la, ấy mới nín.

Còn đấu về vụ “Đót nhang trong tháp”, Cham đủ hệ vỗ tay, riêng bạn thơ TNL hô: “Ông có đấu tranh này nọ cũng vì lợi riêng thôi”. Vậy mà có người kẻ nghe lọt tai, đến khi tôi vặn: Bồ tìm đâu ra tôi ăn tiền nhân dân nửa cắc bạc thôi, tôi cho điểm 10 luôn, chàng mới chịu lui về nhà với vợ.

Mới đây bàn về vụ Hồi giáo Bà-ni thành Bà-ni, thêm tiến sĩ-VNS tố cáo tôi với dư luận thế giới [Chàm] rằng “Ông Inrasara kích động chia rẽ tôn giáo”. Siêu thực thế mà một vị chức sắc tin, mới lạ.

Cả ba từ sinh linh Cham: “Pô Rômê, linh hồn con ớn lạnh!”

Thế nên mấy hôm nay bà con Bà-ni các nơi nhờ tôi can thiệp với trên, nghĩ “cei Sara làm cái gì cũng được”, tôi mới chuyển đổi tên khai sanh Phú Trạm thành Lưu Văn Trốn. Có nguyên do rất chánh đáng: [1] TÔI SỢ, [2] Cần tập cho các bạn thế hệ mới biết làm, “nếu một mai anh [trúng gió] qua đời” thì có ngay con ốc lắp vào chỗ trống.

Vụ tôn giáo Cham hai hệ ‘Ahiêr Awal’ hay Bà-la-môn Bà-ni tôi bàn dứt điểm lâu rồi, về ngữ nghĩa lẫn biến nghĩa của nó cả theo lịch đại lẫn đồng đại. Hôm qua một bạn phản bác tôi: Awal là “trước”, còn Bani là “tín đồ” chớ không phải tên một “tôn giáo”. Làm như ngài Sara mới cắp sách ngồi ghế Tiểu học ấy!

Không đọc Inrasara thiệt thòi [rán chịu] là vậy. Nói vậy khác gì kêu “dừa” là loài cây chớ không phải tên một “đạo” gọi là Đạo Dừa!

Đạo Bà-la-môn hay Đạo Bà-ni nếu truy nguyên thì hơi bị dùng… sai. Nhưng cả cộng đồng Cham gán cho nó hàm nghĩa như thế, đồng lòng dùng như thế thì nó như thế.

Nếu cứ truy căn cước hàng ngàn từ Sanskrit hay hàng trăm từ Ả Rập Cham mượn và dùng hôm nay để buộc mọi mọi Cham Cham xài lại nguyên nghĩ xưa cũ, Chàm có nước nói tiếng Marốc hết trơn trọi.

Thế nên khi hôm qua bạn facebook hỏi tôi đạo gì, tôi nói:

– Sara là luận sư Tôn giáo Cham ‘Ahiêr Awal’!

Bên nhà Amuchandra, tôi chú ý 2 còm:

[ảnh 1] Nik nói 2 ý trúng ý tôi bàn từ mươi năm trước:

– “Bani chưa bao giờ là 1 bộ phận của Islam”

– “Hiện nay Muslim Việt Nam đang đấu tranh để nhà nc công nhận danh từ Islam như là danh từ hành chính cấp nhà nc Việt Nam về danh xưng của tôn giáo mình. Ủng hộ bên Bani đấu tranh để thiết lập danh xưng Bani trong tương lai. Loại bỏ hẳn danh xưng Hồi giáo.”

[ảnh 2] Khanh Pham: “… phần đông các vị chức sắc… là sự thật”. Chính xác luôn! Tại đây câu hỏi: “tại sao, vì đâu, ai” cần phải được truy nguyên. Vụ này anh Thành Phần biết, nhưng đã không dám “tới cùng” như ngài Inrasara!

_________

Tham khảo:

Về thuật ngữ “Bani”, “Bini”, “Bà-ni” hay cụm từ “Tôn giáo: Bà-ni”:

[1] Cham nói “Xa-ai Chăm, adei Bini”: Anh Chăm em Bà-ni, “Anưk Chăm, anưk Bini”, tức Con dân Chăm Bà-la-môn và con dân Chăm Bà-ni, “Ariya Chăm – Bini”: Trường ca Chăm – Bà-ni; Ca dao: “Chăm thong Bini hu min”: Chăm với Bà-ni [lấy nhau] được thôi…

Còn phiên âm Bà-ni thì sao?

[2] Trước 1975, “đạo Bàni” hay “Bani” là chữ dùng thống nhất. Nguyễn Văn Luận trong công trình Người Chàm Hồi giáo Miền Tây Nam phần Việt Nam, in 1974, ngay trang đầu ông phân biệt rõ đạo Balamon, đạo Bani và đạo Hồi giáo.

[3] Sau 1975, cả Hộ khẩu và CMND Nhà nước CHXHCHVN đều ghi: “Tôn giáo: Bà-ni” (ảnh).

[4] Hồi 2017, vụ trên giấy CMND của Cham Bà-ni bị đổi thành “Tôn giáo: Đạo Hồi”, bà con la làng, sau 8 ngày đấu tranh, trên đã quyết là “Tôn giáo: Bà-ni”.

Duy nhất mỗi “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni tỉnh Ninh Thuận” mới có cụm từ này.

Biết sai, ở Đại hội Cham Bà-ni cuối 2016, Chức sắc và tín đồ cũng đã quyết đối thành “Hội đồng Sư cả Bà-ni tỉnh Ninh Thuận” (ảnh).

Tại sao mãi hôm nay vẫn còn tồn tại cụm từ “Hồi giáo Bà-ni”, mới lạ?!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *