Bài học 2. Dừng lại để suy nghĩ.
Glang Anak [câu 1]
‘Glang anak linhe likuuk jaang ôh hu’
Nhìn trước ngó sau chẳng thấy ai
Không ai để bàn chuyện, thậm chí không cả kẻ để hàn huyên. Đâu là sinh lộ dân tộc?
Câu 25:
‘Êw ppadong di krưh mưlam ngan harei
Bbwah kar lô ka thei, tathrưg mưhu lô mưng kaal’
Kêu cứu giữa đêm hôm hay trưa ngày
Than trách ai đây? Thèm khát lắm ngày xưa xa
Tiếc rẻ thời vàng son xa xưa? – vô ích! Kêu cứu thì chẳng ai nghe!
Glang Anak [câu 63]
‘Dook tha drei tha nưgar di krưh hanrai
Di krưh tathiik cwah hajai, halei nưgar drei xathau’
Đứng cô độc giữa bãi cát bồi, người trí thức cùng đường tự hỏi: Nơi đâu là cố quận? Ông đã hỏi vào hư vô: không một ai trả lời!
Đi đâu? Không thể bỏ đồng tộc ra đi, ông quay trở lại (xem: Inrasara, “Tại sao ông Glang Anak không vượt biên?”). Trở lại chấp nhận sinh phận nô lệ ngay trên quê hương minh. Để truy tìm nguyên nhân của sự đổ vỡ, dàn xếp cuộc sống cho dân tộc.
Glang Anak [câu 17]
‘Uraang bihuh bihah biha bihi rakang hu abih‘
Không còn ai, phường giá áo túi cơm bị mua chuộc. Mà phường giá áo túi cơm đâu chỉ riêng bộ phận thất học! Bọn chúng gồm cả kẻ “học cao”, có khi còn rất cao nữa là đằng khác. Trong khi quần chúng như rắn mất đầu, nhân tâm li tán:
Câu 10:
‘Xa-ai ô krưn ka adei, mik ô krưn laic kamôn’
Anh không nhìn ra em, chú không nhìn nhận cháu
Ngày xưa đã vậy, nay với mạng xã hội toàn cầu thì càng. Ta ghét ai, cứ núp bóng nick ảo mà công phá vô tội vạ. Cho hả dạ ta. Dù sinh linh đó bậc thầy ta, tuổi cha chú ta. Dù kẻ đó từng giúp ta, che chở cho ta.
Câu 11:
‘Dhar phôl calah calôn ra mưk di drei nao dahlau’
Phước đức lạc tứ tán, người ta lấy hết của mình đi trước rồi.
Câu 24:
‘Krung di graup rai dahlau uraang padaup
Drei ginoong bbwah gaup, ra pa-ôn haniim ka drei’
Truyền thống [tốt lành] bao đời trước người ta mang giấu đi
[Không biết đâu đường đúng mà hành xử]
Mình quay lại hờn trách nhau, người ban tặng “cái phước” đó cho mình
Ta còn gì trong tay? – Không gì cả!
Làm gì?