Giải sân hận-1. KHÔNG BAO DUNG, CAO THƯỢNG THÌ LẤY GÌ HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC

Ariya [trường ca] Glang Anak có vỏn vẹn 116 câu ariya (cặp lục bát Cham) mà đựng chứa cả một thế giới Cham thời cận và hiện đại. Ở đó tinh thần giải sân hận xuyên suốt. Không lạ, khi nhiều thế hệ “trí thức” Cham lấy đó làm kinh nhật tụng của mình.

“Giải sân hận” là chủ đề tôi đã bàn vài lần từ mươi năm trước, nay nhân vụ “hòa giải hòa hợp dân tộc”, xin được lặp lại.

 

Lịch sử Việt, hiếm vị vua [hay lãnh tụ] có tâm hồn cao thượng và tấm lòng bao dung. Có, nhưng rất hiếm. Ta căm thù, và trả thù, dai dẳng. Lắm lúc nhỏ nhen và vô cùng hèn hạ.

Đọc chuyện hai nhà Nguyễn Ánh và Quang Trung xử nhau mà lạnh gáy. Chung dòng máu đã vậy, nói chi khác nòi, như Minh Mạng đã xử tộc Cham. Sau đó, thời Việt minh; và gần hơn, khi “giải phóng”…

 

Trong khi Lincohn… (trích Wiki):

Chiến tranh kết thúc, đất nước chìm trong “bối cảnh phân hóa đầy cay đắng với hệ quả kéo dài”; cá nhân ông bị đe dọa và “công kích từ mọi phía”; Vậy mà…

“Sau khi Tướng Lee đầu hàng, khi được hỏi nên đối xử với phe thất trận như thế nào, Lincoln trả lời: ‘Hãy để họ thoải mái’”; “Sau khi chiến tranh kết thúc, Lincoln chủ trương một quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung.”

 

Chỉ lãnh tụ có tâm hồn cao thượng và tấm lòng bao dung đặc biệt mới có thể hành xử như thế với kẻ thù. Còn ta thế nào?

Gần ta hơn, Nhật Bản, ngay khi thế chiến II kết thúc, chính quyền đã cho dựng trên ngọn đồi ở đảo Okinawa một khu tưởng niệm gồm đủ quân nhân NHIỀU QUỐC TỊCH (tôi nhấn mạnh) khác nhau đã ngã xuống. Không là bài học sao!?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *