Từ HÒA BÌNH HỌC-1. Ngẫm về TRÍ THỨC
“Hòa bình học” là chương trình ngắn hạn dành cho trí thức, giảng viên và nghiên cứu sinh được tổ chức hai lần/ năm ở các Đại học Nhật Bản. Năm nay Đại học Fukushima đăng cai. Inrasara là khách mời qua suốt 3 trường để thuyết, và gặp gỡ nói chuyện.
Lạ, cả 3 buổi: Diễn trước 100 thính giả tại Đại học Okinawa, thuyết trước 25 giảng viên, nhà báo các nơi về Đại học Fukushima, và gặp mặt trao đổi với 22 hội viên Hội Phụ nữ Phi hạt nhân hóa Fukushima, tôi đều đụng phải câu hỏi hóc búa: TRÍ THỨC LÀ GÌ?
Trả lời bằng ví dụ (tóm ý):
Tôi là nhà nghiên cứu vừa là nhà phê bình, nếu tôi cặm cụi hai thứ, dẫu lớn tới đâu, tôi chỉ là chuyên gia;
Tôi là nhà thơ mà tôi chuyên lo làm thơ, dù nổi tiếng cỡ nào tôi ít nhiều chỉ mua vui được vài trống canh cho khối người thiên hạ trong thế giới thờ ơ với loài nghệ thuật cao cấp này;
Chỉ khi sinh linh ấy nhập cuộc thế giới xung quanh, hiểu và lên tiếng về vấn đề cộng đồng, hắn mới là trí thức.
Tầm vóc có thể khác nhau, một trí thức tầm LỚN thường là kẻ hoạt động chữ nghĩa, tiếng nói hắn được cộng đồng CHỜ ĐỢI, và đáng TIN CẬY.
Hòa bình học-2. ĐI VÀO ĐẤT CHẾT
8:30 giờ sáng Chủ nhật, từ khách sạn thành phố Fukushima sang trọng, chúng tôi 6 người cầm giấy thông hành chết, theo đường số 114, đi vào vùng đất chết. Mọi người được phát cho cái máy đo phóng xạ RAE và bản đồ màu mới nhất chấm mức phóng xạ qua các vùng.
– Mỗi đầu tuần, Tokyo đã chịu làm thế, – anh nông dân nghị sĩ làm hướng dẫn, nói.
Xe quẹo qua con đường nhỏ, tách hẳn với thế giới loài người. Bon bon đi. Đường đẹp dẫn qua con sông đẹp đi vào vùng thiên nhiên xanh và đẹp cực kì. Nhà dân thưa thớt dần, rồi tắt hẳn. Tôi biết mình vừa giáp mặt vùng đất chết.
Namiemachi!
Bảng cấm. Không bảng cấm, tôi cũng thừa biết đây là đất cấm.
Một con heo tính băng qua đường, nghe tiếng động cơ, vội thụt vào bụi cây, biến, rớt lại vài cục phân bẩn. Ruộng bẩn và cả đống bao đất bẩn chờ xử lí.
Số liệu từ RAE lên xuống bất thường. Rồi lên đột ngột.
Xe qua hơn mươi cây số mới thấy bóng người, lại là hai nhân viên gác cổng làng: NO ENTRY. Chúng tôi trình giấy từng người một, rồi cho xe vào.
Tháp hoang và vài ngôi nhà hoang;
Khách sạn hoang và nhà hàng hoang;
Nhà trẻ hoang và sân trường trung học vắng hoang;
Chuồng bò hoang và ruộng lúa bỏ hoang đang chuyển thành rừng hoang;
Đây rồi: Khu thảm họa.
Bên kia là Nhà máy Điện hạt nhân 1, cách nhà máy chưa tới 3km là Trường Tiểu học ngói đỏ đứng chơ vơ, rồi là Nhà xử lí rác thải hạt nhân trắng toát nhô lên. Bên này là nghĩa trang nạn nhân hạt nhân, vào sâu hơn xíu là nhà riêng bác sĩ già tình nguyện không bệnh nhân [làm gì có bệnh nhân!]
Chúng tôi đến thăm ngôi chùa ngàn năm chỉ còn mỗi sư trụ trì ở lại, sắp làm hoang. Sau đó là nhà thơ tuổi quá bát thập cô đơn trong ngôi nhà nhỏ cô độc đón chúng tôi với nụ cười lành đầy chịu đựng.
Đất chết! Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trăm phần, và không thể chối cãi. Ở đó mỗi
Nhà trưng bày TEPCO nghĩ nó còn sống, và tạo ảo tưởng nó đang sống. Nhà trưng bày được dựng lên cuối hành trình, sang trọng, khoa học và hiện đại. Có đủ cả, từ phòng quảng cáo, phòng chiếu phim, khu “tập trận” cho đến nhà tập thể dành cho công nhân viên, nhà hàng và nhà trẻ cũng không chừa. Nhưng rồi…
Đường sá vắng hoe xe cộ, những ngôi nhà không bóng người, tiếng hát karaoke hay tiếng cãi vã nhau – không, tiếng cười trẻ thơ càng không. Không, không và không…
“Những cảnh ấy trên đường về tôi đã gặp”, nó ám tôi suốt. Theo tôi ra tận ga xe điện dẫn qua ga tàu điện thẳng hướng Tokyo để thả chúng tôi xuống ga trung tâm thủ đô đất nước mặt trời mọc, mãi khi nhìn thấy cặp tình nhân nắm tay nhau từ đường hầm trồi ra phố đón taxi, tôi mới biết mình vừa đến đất sống.
Ảnh3. Đất bẩn; ảnh4. Tháp hoang, ảnh5. Phòng trung học hoang, ảnh6. Phía xa là nhà máy DHN1, ảnh7. Phóng tập sự trong nhà trưng bày Tepco, ảnh8. Nhà thơ Wakamatsu Jataro. (ảnh do nhà báo Kyoto News và Sato Daisuke cung cấp)
Hòa bình học-3. NHÀ THƠ VIỆT NAM THĂM KHU VỰC CẤM
Kyodo News, 23-6-2019
https://this.kiji.is/515454567961085025
“Tôi đã mất ký ức về con tôi, là tiếng than đầu tiên của một nông dân đầu tiên tôi gặp”, Inrasara nói.
Sáng ngày 23-6, Inrasara, một nhà thơ người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đã đến thăm tỉnh Fukushima và thăm một khu vực khó khăn như Nhà máy điện hạt nhân Tokyo, Công ty Điện lực hạt nhân Fukushima Daiichi.
Nhật Bản và các nước khác đã nhận được đơn đặt hàng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, nhưng rồi dự án đã bị hủy bỏ.
– “Trong vụ thảm họa hạt nhân, ký ức tuổi thơ của các cháu bị hủy hoại”, – Inrasara phát biểu, khi chứng kiến một trường trung học cơ sở bị đóng cửa, và nói rằng đây là điều gây ấn tượng mạnh với ông.
Trời buổi sáng ướt át, ông Inrasara bước vào khu vực trở về khó khăn của thị trấn Namie với sự hướng dẫn của đại diện Hiệp hội Nông dân Fukushima. Ghé qua khu tháp mà trước khi xảy ra sự cố, các hoạt động lễ hội đều vô vị lợi, ở đó những cây măng bị những con lợn rừng ăn làm rơi vãi bên lề đường.
Cảm tưởng cuối của Inrasara: “Đó là một thị trấn hoang vắng, như một thị trấn ma.”