Tư duy mở-19. ĐAM MÊ CÁI CHƯA BIẾT

Trước thế kỉ XVI, châu Âu không là gì cả so với châu Á…

Viễn dương, Đô đốc Trịnh Hòa xứ Tàu (năm 1405 và 1433) đi trước người châu Âu cả thế kỉ. Với hơn 300 tàu chở gần 3 vạn người, chuyến hải trình của ông đi qua Indonesia, Sri Laka, Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ và Đông Phi. Đặt cạnh nó, đội tàu của Columbus năm 1492 với 3 tàu và 120 thủy thủ, đứng chưa tới đầu gối.

Tuy nhiên giữa họ có một khác biệt lớn. Trịnh Hòa không nỗ lực chinh phục hay định cư ở những miền đất đó. Người châu Âu thì khác…

Chinh phục Ấn Độ, người Hồi giáo không mang theo các nhà khảo cổ, nhà nhân học, nhà địa chất, nhà động vật vân vân, để “hiểu” Ấn Độ. Người Anh ngược lại, họ làm tất.

Ngay thành phố Mohenjo-daro ở thung lũng Indus thiên kỉ thứ 3 trước Công nguyên [bị hủy hoại năm 1900 TCN], không một triều đại nào sau đó chịu liếc qua nó lần hai. Mãi khi người Anh đến vào năm 1922, giống da trắng này mới khám phá nền văn minh vĩ đại đầu tiên của Ấn Độ, mà không người Ấn nào biết đến trước đó.

Hay “khi Napoleon xâm lăng Ai Cập năm 1798, ông đem theo 165 học giả đi cùng. Ngoài những vấn đề khác, họ đã thành lập một ngành khoa học hoàn toàn mới, ngành Ai Cập học, và có những đóng góp quan cho việc nghiên cứu tôn giáo, ngôn ngữ học và thực vật học” ( tr. 355)

Y.N. Harari cho biết thế, và ông kết luận chắc nịch:

“Cái làm cho châu Âu trở nên khác biệt chính là tham vọng vô độ muốn khám phá [cái chưa biết] và chinh phục [miền đất xa lạ]” (tr. 363).

Chính tham vọng kia làm nên nền văn minh nhân loại hiện đại.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *