Tư duy mở-17 & 18

Tư duy mở-17. PHÁ HỦY TRUYỀN THỐNG, ĐỂ SÁNG TẠO

 “Bản sắc” cùng với “truyền thống” là khái niệm được dùng dày đặc, khi nhắc tới văn hóa, thời gian qua. Toàn cầu hóa, thế giới càng phẳng thì con người càng đi tìm bản sắc, như là điều cấp thiết không thể bỏ qua.

Tìm ra bản sắc, là điều sống chết của một cộng đồng. Cộng đồng không bản sắc sẽ nhạt nhòa trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Nhưng thế nào là bản sắc? Bản sắc có phải quay nhìn lui về quá khứ hay đi giật lùi về nguồn? Còn phải đi tới đâu mới gặp nguồn như là nguồn?

Hỏi ngôi tháp Chàm kia có bao nhiêu phần trăm là Ấn Độ, bao nhiêu là Cham? Nó được người Ấn mang tới hay do nghệ sĩ Cham nào đó viễn dương qua Ấn Độ nổi hứng khênh về, không là vấn đề. Nhưng muốn được là tháp Chàm, người nghệ sĩ đã hủy phá nhiều, rất nhiều – “tiếp thu sáng tạo”, như chúng ta dễ dãi nói thế. Trong hành động “phá” này, vô thức (bản sắc cũ) và ý thức (tài năng nghệ sĩ) cùng có mặt. Tài năng cá nhân càng lớn thì phần “phá” càng vượt trội. Một khi có đột biến trong sáng tạo, chúng ta gọi đó là thiên tài.

Như vậy, bản sắc đa phần là cái đang chuyển động hình thành chứ không/ ít là cái đã đóng băng. Mà muốn làm nên bản sắc, kẻ sáng tạo phải thật sự dũng cảm. Biết và dám khênh về là dũng cảm, dám và biết “phá” càng dũng cảm trăm lần hơn. Bởi mãi lo khư khư ôm lấy kho bản sắc [cũ], ta đã tự cách li và cô lập mình với thế giới xung quanh. Để rồi, chẳng nhích lên tới đâu cả!

 

Tư duy mở-19. MỞ, ĐỂ VƯỢT THOÁT NGUY CƠ LÀM… DI SẢN

Thánh địa Mỹ Sơn đã là di sản thế giới

Tháp Dương Long đang là di sản của quốc gia

Không khéo chúng ta hôm nay sắp là di sản của nhân loại” (2003)

Việc Cham trở thành khối sinh linh chết cứng, đối tượng cho nghiên cứu & tham quan, như tham quan loài động vật quý hiếm – là nguy cơ nhỡn tiền. Làm gì?

Thụt lùi, chúng ta bị vượt qua; đóng, ôm “truyền thống” đứng lại, chúng ta bị vượt qua. Để không bị vượt mặt, chẳng còn cách nào khác: Chúng ta thu vén thật nhiều bản sắc để làm hành trang, và dũng mãnh dấn tới.

Nhiếp ảnh gia Réhahn Croqueveille trả lời phỏng vấn RFA:

– Thưa ông, trước đây với bộ sưu tập có tên “Mosaic of Contrasts: Mảnh ghép của sự tương phản”, những người thưởng lãm bộ sưu tập này hầu như có cùng ý tưởng khám phá nhiều hơn nữa về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Với bộ sưu tập “Di sản Quý báu”, thông điệp của ông qua bộ sưu tập này là gì?

Theo tin tức tôi được đọc gần đây hầu như chỉ có 5% khách du lịch muốn quay lại Việt Nam, không phải do họ không thích Việt Nam mà là vì Việt Nam không có gì mới mẻ.

Tôi hy vọng rằng với các hình thái du lịch có tính chiến lược lâu dài sẽ giúp ích và bảo tồn đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Vấn đề ở chổ là giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số không được chú trọng. Chẳng hạn, những bạn trẻ dân tộc Lô Lô Đen nói với tôi rất xấu hổ khi nói ngôn ngữ và mặc trang phục truyền thống của mình. Tôi hy vọng những bức hình trong bộ sưu tập này không chỉ giới thiệu nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Việt Nam mà còn giúp cộng đồng dân tộc thiểu số gìn giữ đời sống văn hóa của họ theo nguyên tắc “win-win; cùng có lợi”.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *