Sống minh triết 20. NHẬP CUỘC CHIẾN, VÀ… BIẾT TỪ BỎ

[Kết thúc năm Đinh Dậu, năm Sara, kể CHUYỆN 4 SINH LINH CHAM &]
2011-NoichuyenThanhnien
Chuyện 4 sinh linh.
1. SL01. Bạn chiến với Sara thuở sinh viên, bỏ học về quê. Cha bạn là người tốt, vậy mà bị vài anh tranh chức Chủ nhiệm Hợp tác xã, tố cáo ông suýt tù. Từ đó bạn thù ghét Cham, và thề: Dù nhấc 1 ngón tay làm lợi Cham cũng không làm.
Hệ quả: Đến hôm nay bạn ấy cứ vô công rồi nghề, chả làm gì được cho bản thân, chứ đừng nói xã hội nhân quần.

2. SL02. Rất thân với Sara. Sinh viên giỏi, có lí tưởng, vượt biên bị tù. Ra tù làm kinh doanh, cũng lên bờ xuống ruộng. Đáng nói ở đây: Bạn không màng đến chuyện cộng đồng Cham nữa. Và tuyệt đại đa số Cham không biết bạn ấy hiện đang làm gì, sống chết ở đâu.

3. SL03. Năng khiếu văn chương từ sớm, học giỏi. Vào đời, vô tư với cuộc người. Ai làm gì kệ, miễn mình bình an. Chuyện hạt nhân [đồng tộc anh] – không; chuyện làng anh [Ghur Bini] – không; ngay chuyện đồng nghiệp anh [giáo viên trường nội trú Cham] bị oan cũng không nốt. Bây giờ, bạn ấy có gì? Một tập thơ sến, một gia đình êm ấm, và chấm hết.

4. SL04. Có lí tưởng, có đấu tranh, từng đóng góp cho cộng đồng, còn lập quỹ từ thiện… Gần cuối đời từ bỏ cuộc chiến, có tư tưởng buông xuôi. Chạy theo đức tin tôn giáo: hết Bà-la-môn đến Islam, hết Tin Lành đến Phật giáo, rồi trở lại Tin Lành hệ khác. Bê trễ gia đình, làm ăn bết bát, chẳng giúp được gì thêm cho cộng đồng.

Câu chuyện nói lên điều gì? Từ bỏ trận chiến, bạn chẳng được gì thêm, có khi lại hụt bớt. Đơn giản: bạn thiếu lửa, thậm chí thiếu chất kích thích.
Vậy, chớ từ bỏ cuộc chiến. Sống là đấu tranh. Đấu tranh, dù thất bại – nó biến bạn trở thành chính mình, khiến bạn thành người. Là định mệnh của con người trên mặt đất này, cũng là định mệnh của bạn.

VÀ, BIẾT TỪ BỎ… như Inrasara.
20 tuổi, đang sinh viên, biết ở đó không có gì để học – tôi bỏ ngang giảng đường, về quê.
25 tuổi, đang ăn “lương” Kế toán trưởng HTX Nông nghiệp ngon lành, tôi dứt tình để vào Ban Biên soạn sách chữ Chăm lương chết đói.
Trụ cơ quan Tỉnh đúng 4 năm, thấy chương trình ở đó không mở rộng gì thêm, tôi cắt biên chế về làm ruộng, sống đời nông dân theo đúng nghĩa đen.
35 tuổi vào làm ở Trung tâm thuộc ĐH Tổng hợp TPHCM, để 6 năm sau rời bỏ nó chẳng chút hối tiếc, dù ông thầy gợi ý nên nán lại…
Sáng lập và chủ biên đặc san Tagalau rền tiếng, sau “7 năm miệt mài và kiêu hãnh”, tôi thông báo chuyển giao thế hệ, để mãi qua năm thứ 12 mới tìm được người cầm cây gậy tiếp sức.
Phó Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, sau 3 năm, tôi đánh tiếng rời bỏ cuộc chơi. Hay chỉ qua một nhiệm kì Ủy viên BCH Hội VHNT các DTTS Việt Nam, tôi bái bai mà không nửa lần ngoảnh lại.
Chủ trì Bàn tròn Văn chương của Hội Nhà văn VN, hay Chủ trì Cà phê Thứ Bảy cũng hệt, khi đã là it’s time – tôi dứt áo ra đi, chứ không quyết bám ghế.

“Dù làm gì đi nữa vẫn luôn luôn giữa phong thái của kẻ sắp lên đường… như chúng ta sống mà vẫn luôn luôn từ biệt” – R.M. Rilke.

2 thoughts on “Sống minh triết 20. NHẬP CUỘC CHIẾN, VÀ… BIẾT TỪ BỎ

  1. Góp ý về Banner của Website:

    Nếu có thể, nhà văn Inrasara cho thêm 1 mục nữa trên Banner của trang Web, tôi cho là rất quan trọng đối với văn hóa, lịch sử, tôn giáo… của Chăm-pa, đó là cổ vật qua các thời kỳ.

    Mục: “Cổ vật tiêu biểu” của Chăm-pa chẳng hạn, nằm sau mục “Tiêu điểm” để làm dẫn chứng một cách sinh động thêm trang Web.

    Thậm chí, có thêm mục “Những cuốn sách mới trên giá” có liên quan đến văn học, thơ ca hay lịch sử, văn hóa, đặc biệt là “Chăm-pa” để giới thiệu tới bạn đọc khắp chốn nữa!

    Trân trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *