Ông (tiếng Cham: Ong hay Aung, Ung) là một trong bốn dòng tộc nổi tiếng của Cham, gồm Ông, Ma, Trà và Chế. Họ “Ông” có từ thời Nhà Lí [và chỉ có từ thời này], khi 5.000 (1044) và 50.000 (1069) tù binh Cham bị Nhà Lí bắt ra Bắc. Đa phần các tù binh này lấy vợ Việt lai giống làm thành họ “Ông”. Như họ Trà và Chế hiện vẫn còn tại Đà Nẵng, Huế…
FB Nguyễn Thùy Trang, 12-7-2015
Gia phả dòng họ Ông thuộc Cẩm Lệ, một quận của thành phố Đà Nẵng. Thủy tổ của họ Ông là ông Ông Lý Trai có từ đời Nhà Lý đến nay là 41 đời.
Ngoài ra còn một vị thủy tố khác là Ung Văn Lào (nguyên là họ Ông, làm xã trưởng thời nhà Hồ ở thế kỷ 15), tính đến nay hơn 600 năm, sinh hạ được 22 đời.
Ngoài họ Ông ở Phong Lệ, Cẩm Lệ, còn có các dòng họ Ông khác ở Đại Lộc (chỉ có 10 đời) và họ Ong (nguyên là họ Ông) ở Yên Dũng, Bắc Giang.
Người Việt Nam họ Ông nổi tiếng:
Ông Ích Khiêm: Huấn đạo Bình Định, Tả thị Lang Bộ Binh
Ông Ích Đường: liệt sĩ chống Pháp cận đại cháu Ông Ích Khiêm
Ông Văn Đội (đời thứ 12) vào thời kỳ Hậu Lê, vì giặc giã. Người từ Phong Lệ lên miền Tây lánh nạn, vừa lao động sản xuất, cùng nhân dân các tộc họ khác tấn công khai khẩn đất đai, qui dân lập ấp, khai cơ lập nghiệp, lập nên xã Hiệu mới: “Phong Tây” được sắc phong Tiền Hiền làng Phong Tây (Tục danh Cây Sung) sinh hạ được Ba đời.
Đến đời thứ 16 vị Tiên Tổ Ông Văn Trừu (Trục) từ Phong Tây về Phong Lệ lập nghiệp, gá duyên cùng Cụ Bà: Lê Thị Nộn, sinh hạ được bốn người con trai: Ông Văn Yển – Ông Văn Tu – Ông Văn Hành – Ông Văn Tường. Ông Văn Tu chẳng may chết sớm, chỉ còn lại ba người tức là ba vị Tiên Tổ của ba phái: “Phái Nhứt – Phái Nhì – Phái Ba”.
Ngoài các vị Tiên liệt họ Ông nói trên đã có công góp phần vào việc mở mang bờ cõi đất nước, làm giàu đẹp quê hương. Kế đến các vị sau đó đều đem Tài Năng và Sức Lực của mình tô bồi giang sơn thổ vô nầy, gần giống như phong cách Họ Ông Cảnh Thụy Hà Bắc, dân gian có câu: “Giàu Họ Hoàng, việc làng Họ Ông”. Thì Họ Ông Phong Lệ ta đời nào cũng có người tham gia các chức vụ trong triều ngoài Quận, cán đáng các vị trí chủ chốt ở tổng xã.
Thời Cận Đại (Đời thứ 19). Vào giữa thế kỷ 19 là thời đại vinh quang nhất của Họ Ông. Trong một đại gia đình có Năm người thành đạt trong khoa bảng: Ba Cử nhơn, Một Tú tài, Một Học sinh. Đó là tri Huyện Hương Sơn: Ông Thế Đính; Binh Bộ Tà thị Lang: Ông Ích Khiêm; Huấn đạo Bình định: Ông thọ Bình; Tú tài: Ông văn Quang; Học sinh: Ông văn Viễn. Ông ích Khiêm trở thành danh nhân danh Tướng đất nước.
Thời Cần Vương (1885 – 1886) các cụ Ông đăng Tuyển, Ông Văn Tri và ba con trai của Ông Ích Khiêm là Ông Ích Kiền, Ông Ích Thiện, Ông Ích Hoắc (Kỳ) đều tham gia Nghĩa Hội, chỉ huy nghĩa quân, làm các chức Lãnh Binh, Tán Tương quân vụ.
Phong trào chống thuế (1908) Họ Ông ta có Ông Ích Đường, Ông Ích Mắn (cháu nội Ông Ích Khiêm) và Ông Văn Thuyết (Thầy Điện) Ông An Tiết (Cửu Ngạt) tham gia phong trào nầy. Ông Ích Đường khi bị kẻ thù đem đi giết đã nói lên lời bất hủ: “Giết Đường này còn trăm ngàn Đường khác nổi lên, bao giờ hết mía mới hết Đường”.
Phong trào Duy Tân 1916 các Ông: Ông Văn Lang (Hương Mười) Ông Thế Vịnh (Phó Vịnh) Ông Văn Cầu (Hội Kiểu) đến tham gia phong trào nầy…
I must say it was hard to find your page in search results.
You write awesome articles but you should rank your website higher
in search engines. If you don’t know how to do it search on youtube:
how to rank a website Marcel’s way
Bài viết rất hay! Cảm ơn tác giả