(Việt Nam, nhìn từ huyền thoại ít được biết đến)
01. Sự bí ẩn Chăm, một hành trình cổ xưa – The mystery of Cham, an ancient journey
Mở
Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại, huyền thoại của và về Việt Nam. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.
Huyền thoại cư trú giữa sự kiện và giấc mơ, đôi lúc huyền thoại là sự kiện được thổi phồng, và là sự kiện ít được minh chứng. Chính xác: huyền thoại là phiên bản của sự kiện.
Bên cạnh huyền thoại khó phản bác, như huyền thoại về “nước thơ” là huyền thoại tự tạo và tự sướng, là huyền thoại có thể phản biện chỉ qua vài thao tác đối sánh. Huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” nằm trong chân trời này.
Giải huyền thoại không phải hủy, mà là nhìn huyền thoại ở chiều khác. Từ nhiều chiều càng tốt. Để con người nhận chân vai trò của nó, tác động của nó đến đời sống con người. Sau cùng, để con người nhận diện đúng thực tại, để sống phong phú hơn và tốt đẹp hơn.
Liên quan đến Việt Nam, huyền thoại Champa – những huyền thoại ít được sử sách ghi chép – phần nào đó giúp khai mở được vấn đề.
Nội dung
I. Huyền thoại “mở cõi” của Việt Nam
– Nhìn từ Đại Việt
– Nhìn từ Champa
– Những ám ảnh thực và mơ hồ
II. Văn hóa Biển Champa bổ khuyết cho thực thể Việt Nam như thế nào?
– Việt Nam không có hải sử
– Các chứng tích về văn hóa biển và lịch sử biển của Champa
Kết
Việt Nam “mở cõi” không phải về miền đất hoang, mà là mở vào hai vương quốc từng dựng nên nền văn hóa và văn minh phát triển cao. Ta đến, và thụ hưởng. Dù hai nền văn minh đó đa phần chỉ còn là phế tích cùng những mảnh vụn, nhưng chúng là vô giá. Nhận diện được điều đó, ta cần học biết tạ ơn và cùng trách nhiệm. Trách nhiệm bảo tồn và phát triển. Môi trường tự nhiên, và cả không gian văn hóa. Để tiếp tục cho con cháu được thụ hưởng đúng như thế, ngày mai. Không thể khác.
Nhận diện sự thực lịch sử, Việt Nam mất gì? – Không gì cả, trong khi ta có đến ba cái được: Thể hiện một thái độ trí thức: không chối từ sự thực lịch sử, một sự thật không thể từ chối; một hành vi nhân văn: biết cảm ơn khi đón nhận thành quả do con người làm ra; và cuối cùng, hành động kia còn mang ý nghĩa thực tiễn: chính chứng tích lịch sử đó chứng thực cho chủ quyền đất nước.
Diễn biến.
18:35-20:40.
Đại học Hoa Sen, Cơ sở 1, số 8 Nguyễn Văn Tráng – Q1, lầu 9.
Bài thuyết giảng diễn ra trong 70 phút, khoảng 100 khách thuộc nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi, vài đất nước tham dự. Inrasara nói tiếng Việt, Jaka (phần 1) và đại diện Sàn Art (phần 2 & hỏi – trả lời) chuyển dịch tiếng Anh.
Diễn giả: hào hứng, sôi nổi.
Thính phòng: tập trung, thỉnh thoảng vang lên tiếng cười.
7 người nghe với 10 câu hỏi nêu lên đã được giải đáp. Nhiều cánh tay khác nhiệt tình giơ lên, nhưng đã quá… giờ. Hẹn gặp lại vào chiều thứ Năm này.
Day la mot chuong trinh rat thu vi, vi the hy vong se mang lai nhieu ket qua huu ich cho nhung nguoi tim hieu ve Van hoa Cham noi chung.
Hoan hô ông Inrasara
Đến bây giờ đây tôi không còn cớ nào để chê trách ông nữa.
Ông có tinh thần mạnh mẽ hiếm có. Rất, rất nhiều ngôn từ nhem nhuốc người ta ném đến ông, vẫn vẫn vững như bàn thạch. Vậy mới là thi nhân đúng nghĩa.
Có nhiều, rất nhiều ngôn từ đưa ra muốn phá hoại cộng đồng Chăm, ông vẫn từ từ làm cho thế giới cáng ngày càng biết đến văn hóa Chăm và nể nang người Chăm hơn.
Cho dù nhiều, rất nhiều kẻ âm mưu phá hoại tình đoàn kết Việt – Chăm, ông vẫn từng bước một hàn gắn, và làm cho nó bền chặt hơn, mà vẫn thể hiện bản lãnh Chăm.
Siêu!
Mỗi người có tư cách để nói, và khả năng để làm, miễn làm sao không thiệt cho phía ta, và hại đến phía người, là đáng quý! Cám ơn anh Inrasara!