Tại sao Chăm chưa có họa sĩ vẽ tranh minh họa?

Minhhoa Vanhoc Thieunhi

* Misenta và tranh minh họa của chị, photo internet.

TTXVN ngày 27-3-2013 đưa tin:

Nhà văn kiêm họa sĩ vẽ tranh minh họa người Argentina Marisol Misenta, năm nay 41 tuổi, đã trở thành chủ nhân giải thưởng văn học thiếu nhi Astrid Lindgren Memorial Award nhờ những tác phẩm sách tranh “tràn đầy năng lượng và bùng nổ cảm xúc”. Giải thưởng trị giá 780.000USD.

Tại lễ công bố giải thưởng, Hội đồng chấm giải nhận xét các tác phẩm của Misenta hài hước, dí dỏm với nhiều tình tiết bất ngờ, giọng văn tinh tế đan cài khéo léo tư tưởng triết lý sâu sắc… Nữ tác giả cho biết bà thích đùa nghịch với ngôn từ và gây bất ngờ cho người đọc.

*

Người Chăm thiếu nhiều thứ, nhà báo, đạo diễn điện ảnh, vân vân. Chúng ta mãi tập trung vào nghiên cứu, vào các chuyện đại sự, mà quên đi bộ phận rất lớn trong cộng đồng, là tương lai của cộng đồng: đó là trẻ con. Tại sao Chăm chưa có họa sĩ vẽ tranh minh họa? Nhất là vẽ tranh minh họa cho tác phẩm dành cho trẻ con. Tại sao?

Sách Ngữ văn Chăm của Ban Biên soạn sách chữ Chăm là do họa sĩ người Kinh vẽ. 4 tác phẩm thiếu nhi của Inrasara, hoặc lấy ảnh chụp hoặc mời họa sĩ vẽ minh họa là người… Kinh!

Sắp tới vẫn sẽ như vậy.

Cả cuốn Minh triết Chăm đã xong năm 2010, cần rất nhiều hình ảnh và tranh minh họa. Ảnh chụp đã có nhiều, nhưng tranh minh họa thì hoàn toàn không!

Bao giờ?

5 thoughts on “Tại sao Chăm chưa có họa sĩ vẽ tranh minh họa?

  1. Ông Inrasara đang xúi dại mọi người rồi. Bây giờ hử, người ta làm những việc vĩ đại, có ai chú ý đến việc nhỏ như con thỏ thí dụ như vẽ cho con nít, mà ông bày!
    Bây giờ, chỉ cần viết vài cuốn sách khảo tả này nọ là đã vĩ đại. Viết sách phê bình ông này bà nọ thây kệ đúng sai cũng vĩ đại. Viết vài ba bài nghiên cứu văn hóa là oách rồi.
    Còn viết sách hay vẽ cho trẻ con, ai mà đếm!!!!
    Ông Inrasara bày trò tát biển rồi….

  2. Sau khi đọc: “Tại sao Chăm chưa có họa sĩ vẽ tranh minh họa”, một bạn văn trẻ vừa email cho tôi hay: “Niêu Katuh (Palei Katuh), hiện là sinh viên năm cuối của trường Cao Đẳng Trung Ương Nha Trang, và Hiệp ở Phước Nhơn (Pamblap Biruw), là sinh viên Thiết kế đồ hoạ, Trường Đại học Văn Lang TPHCM
    Bạn trẻ cho rằng: “hai em rất có tài năng về tranh minh họa” và gợi ý tôi thử liên hệ để hai bên giúp lẫn nhau.
    Đây là tin vui. Bạn đọc phát hiện và gợi ý như thế, là điều rất cần thiết trong xã hội Chăm hôm nay. Dẫu sao, học là một chuyện, còn có khả năng hay không là chuyện hoàn toàn khác. Khả năng phải được thể hiện qua việc làm và tác phẩm. Còn “rất có tài năng” thì khác nữa.
    Lần nữa, đua karun bạn trẻ nhiều, rất nhiều.
    Thêm: người Chakleng cũng có 2 bạn học cũ (cùng họ với tôi) là Đàng Quyết và Quảng Đại Trớn có khả năng về tranh minh họa, tiếc là do tuổi tác và điều kiện nên không phát huy được khả năng trời cho.

    Khác: Cũng có không ít người Chăm ra trường ngành báo chí, nhưng chưa ai thể hiện được mình nhiều. Thể hiện, và khẳng định tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Để có thể trở thành “nhà báo” đúng nghĩa. Tôi đã nêu vụ này ra cách đây 10 năm, và luôn nhấn mạnh. Đạo diễn điện ảnh càng không.
    Nhận tin này, mong Niêu Katuh và Hiệp, nếu có cảm hứng, liên hệ qua email hay phone cho tôi để bàn việc.
    Thuk siam!

  3. Một bạn trẻ của nhà văn Inrasara viết email cho anh như thế thì rất cần. Có lẽ do tế nhị mà nhà văn không nêu tên ra. Dù đúng dù sai cũng nên giới thiệu cho nhau biết. Một mình nhà văn Inrasara không thể biết hết chuyện xảy ra trong xã hội Chăm.
    Còn ông Trần Sáng viết phê phán rồi nói đía thiên hạ như vậy là không nên.
    Lời thật mất lòng, ông à.

  4. Làng Hamu Tanran cũng có năng khiếu về hội họa. Đàng Năng Bảo tốt nghiệp trường CĐSP Ninh Thuận, có khiếu vẽ từ nhỏ.

  5. Công bằng mà nói, ô Inrasara có nhiều đóng góp lớn:
    – cho văn hóa Chăm: các công trình ngôn ngữ và văn học của ông
    – cho văn học Việt Nam: các cuốn và bài tiểu luận và phê bình của ông
    – cho chính cá nhân ông: thơ và tiểu thuyết của ông
    (chỉ tiếc là ông không dám xông pha tranh luận học thuật với các nhóm trí thức Chăm để phân minh đúng sai)
    Nhưng tôi thấy bài này có điểm bất cập, là ông thiên về sáng tác, mà hơi nói oan cho nghiên cứu. Dù ông cũng là một nhà nghiên cứu. Đành rằng sáng tác cần có óc thông minh sáng tạo nhiều lần hơn nghiên cứu, nhưng vì dân tộc Chăm mất quá nhiều, nên RẤTcần nghiên cứu để bảo tồn. Vậy là xã hội phân công ai làm việc nấy. Còn đòi có tài năng đa ngành như ông thì đâu có được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *