Sống triết lí Cham-48. SỰ THẬT KHÔNG SỬ GIA NÀO NÓI VỚI BẠN

[Đất, mỹ nhân & tù binh]

Đó là sử chính thống, chớ ngoại sử thì có nhưng không đủ, mà chỉ nhà văn. Văn chương bổ khuyết cho lịch sử, là vậy. Sự thể chiếm hữu trong xung đột giữa Champa và Đại Việt, là một.

Ở tút “Phong cách Chế Bồng Nga” tôi có lần bàn qua, nay cụ thể hơn.

[1] Không tham đất

Vào Thăng Long ba lần, nhưng CBN không mang óc “thực dân”, vì biết đó không là đất của mình. Vụ này sử gia biết và có chép, nhưng đi tìm nguyên do sâu xa từ đâu thì chưa thấy ai nói.

Nguyên tắc triết lí Cham: Không chiếm hữu cái không thuộc về mình. Cụ thể hơn, quan niệm về đất của Cham: ‘Dar thok padok kiak’: “Nơi chôn nhau, đặt viên gạch” [xây tháp, mang tính tâm linh], đất đó mới là đất của mình. Ngược lại, cho không Cham còn không đến ở, nói chi chiếm lấy.

[2] Không tham sắc

Bậc anh hùng cái thế thu hút mỹ nhân là chuyện đương nhiên, tuy thế không có trang sử nào chép vụ ngài thu gom món này về mình, chứ đừng nói cướp gái Kinh dắt về xài.

Vua Lý thì khác. Vừa đánh chiếm Champa, phá thành, giết vua [là chồng người ta], còn dắt người ta đi. Thì cứ từ từ đã, nàng trốn đâu mà vội. Thế mà ngay tối hôm sau, ổng đã cho vời nàng qua thuyền ngự, [Mỵ Ê] không nhảy sông, mới lạ!

Vụ này không liên quan đến lòng chung thủy theo thể điệu văn hóa “phu tử tòng tử”, mà là cái tình rất ư… con người.

[3] Và điều vô cùng lạ khác: Cham không xem tù binh như là chiến lợi phẩm

Đại Việt thì khác. Thời Lý: 5.000, rồi 50.000; Lê Thánh Tông: 30.000, và lai rai qua các vị vua khác. Con số dễ đến hơn chục vạn.

Là chiến lợi phẩm, không hơn. Để làm gì? Phục dịch, xây tháp, đúc tượng và làm nhiều thứ linh tinh khác. Nhiều, đến nỗi làng và khu định cư riêng được lập lên: làng Bà Già, Yên Sở, Đắc Sở, Ngã Tư Sở và bao nhiêu “sở” khác nữa.

Champa ngược lại, tuyệt đối không. Tại sao? – Chỉ nhìn từ TRIẾT LÍ CHAM, ta mới có thể nhận ra nỗi này, luận giải, và nói lên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *