Sống triết lí Cham-42. BÀI HỌC GÌ TỪ PHẠM LÃI, MINH TUỆ…

Phạm Lãi và Văn Chủng chung tài lực giúp Câu Tiễn phục dựng nước Việt. Chuyện lớn thành, thay vì ở lại hưởng vinh hoa như Văn Chủng để rồi hối hận và cuối cùng – tự sát, Phạm Lãi hiểu chuyện, trốn lên núi ẩn, và THOÁT.

Trước khi đi, Phạm Lãi để lại cho Văn Chủng một bức thư nổi tiếng: “Chim dữ đã hết, thì cung nỏ tốt bị gác bỏ; thỏ đã săn hết, thì chó săn bị làm thịt. Con người Câu Tiễn chỉ có thể chung hoạn nạn, chứ không thể chung yên vui”.

Minh Tuệ sau khi hiểu nỗi đời, đã buông bỏ tất cả, và với nhu cầu tối thiểu – ông bộ hành xuyên Việt thực hiện Hạnh Đầu Đà. Hỏi ông có thoát? – Không!

Thế buộc, ông nổi tiếng và qua bao nhiêu nỗi, ông quy hồi cố hương: Gia Lai, “gây ảnh hưởng” không ít đến cha mẹ, anh cả lẫn em út!

Rồi bộ hành sang đất Lào, ông cũng không thoát, hộ pháp cùng bát ngát thập loại chúng sanh. Không vướng mắc ông cũng phải chịu vướng mắc.

Tôi thế nào?

Xã hội. Qua 1 nhiệm kì thủ vai “anh Phó” Chủ tịch Hội đồng Thơ, đã đủ. Lẽ ra tôi thoát luôn, ai khiến dại dột nhận làm “ông Chủ”. Những tưởng lớn hơn, oai hơn qua đó làm được việc: truyền Đạo Thơ, cuối cùng để chịu bị đòn – đáng đời.

Ừa, cũng phải thôi. Bởi khi ấy tôi không có đồng đội như Phạm Lãi để đưa lời khuyên.

Gia đình. 45 tuổi đã từng tuyên: “Mi không được quyền làm ra tiền”. 55 tuổi, đã làm cuộc buông bỏ lớn, để lại toàn bộ tài sản cho vợ con. Hỏi tôi có thoát? – Hệt Minh Tuệ, tôi cũng không!

Sau khi sắm xong vai “chủ hộ” giai-đoạn-2 của một tu sĩ Bà-la-môn, tôi đã luyện được thân-tâm bất hại. Tôi đã, nhưng con cháu thì sao? Rốt cục, không vướng mắc cũng phải chịu vướng mắc. Dù chỉ còn 10% cũng là vướng mắc.

Có phải khi nhập niết bàn mới hết nợ?!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *