Sống triết lí Cham-26. ARIYA GLƠNG ANAK TRIẾT LÍ VỀ NGÔN

AGA về ngôn, lời ‘pôic, panôic’ tôi bàn nhiều rồi, không lặp lại. Ở đây chỉ nhấn: Hà cớ thi hào này đặt nặng về nó, quá đậm nữa là khác?

Về NÓI, cổ thư Trung Hoa nhấn về 4 điểm: Không nói lời xấu ác, không nói lời ngông cuồng, không nói lời oán than, không nói lời vô nghĩa, và thêm: không can thiệp chuyện gia đình.

Tôi mang tiếng giỏi hòa giải, thế nên hay được bà con mời, nhờ. Xin kể chuyện thực.

[1] Thông tin tình hình Hani trước

Bệnh tiến triển tốt. Bệnh dài ngày, tưởng mọi người sẽ nhạt đi nhưng không, con cháu vẫn nhiệt tình chăm sóc. Rất ‘đwa apakal’!

Phần tôi “túc trực”, Hani hay vẫy hoặc kêu đến: Cho nước ấm buổi tối, chuyện vặt và tâm sự ban ngày. Nàng hay cười, dù ánh mắt đượm buồn, có vẻ tiếc nuối điều gì đó.

Tôi báo cuối tháng ra Hà Nội rồi quành về Sài Gòn xem vở diễn [tôi có đóng góp nhỏ], nàng đòi đi cùng. Tôi nói, chân mẹ nó chưa vững, nàng kêu: Jaya chở đi! Nghĩa là còn yêu đời chán…

[2] Năm 2023, bạn thân có chuyện gia đình, hơi căng, mới mời tôi qua nhờ giúp giải quyết. Tôi qua, nghe hết đầu đuôi, cuối cùng tôi đưa lời khuyên: “Hãy biết chịu thua, để thắng” [đã kể chi tiết].

[3] Năm trước, ông thầy bệnh nằm nhà thương. Đọc vài tút , tôi hiểu ra vấn đề [hiếm gia đình tránh khỏi] và không ý kiến.

Khi ấy tôi viết về sự cô đơn của người thầy: Giúp đời nhiều, đến khi ngã bệnh chịu CÔ ĐƠN [hàm nghĩa về xã hội, chứ không phải gia đình bỏ cô đơn].

Vậy thôi mà cũng tạo sự hơi… ngộ nhận. Nói không phải lúc, tôi gỡ bài ngay.

Hôm nay Hani cũng thế. Nàng từng đi “làm nước”, công lớn trong lan tỏa thổ cẩm, thiện nguyện rất nhiều, nhưng rồi nàng cũng chịu cô đơn. Than thở chăng? – “Không nói lời oán than” – AGA dạy: ‘Bbwah kar duix rup min likei‘: “Có oán trách thì mang tội vào mình thôi em”!

Tôi thì sao? Tôi cô đơn, cô độc từ bé. Còn đời mình khi hết hạn sử dụng, tôi sẽ đi vào rừng, như “một con chó ốm” [thơ Nguyên Sa], là xong phim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *