Sống Triết lí Cham-9. KHÔNG NÓI DỐI

[1] Sinh hoạt tín ngưỡng, người Cham hay mời ‘Gru urang’ “Thầy pháp” đến cúng. Trong các kinh cúng tế, loại kinh Agal thứ cấp dành cho đại chúng, có câu chúc lẫn lời rủa.

Thei đôm thoh tagloh mưta, thei đôm jhak ak coh

“Ai vu khống người sẽ bị mù mắt, ai nói xấu người thì bị quạ mổ”.

Hơi bị ghê! Thầy hành lễ, thầy đọc, thầy “rủa”, đại chúng Cham nghe, tai này đi qua tai nọ. Lạ không? – Bởi ngoài đời, ta cứ nói dối, vu khống nhau, nói xấu nhau sau lưng, như không có gì vừa xảy ra ở đó. 

[2] Ở cấp độ cao hơn: Agal Pakaup Kinh cấm [Kinh Nhật tụng] dành cho cấp Bà-la-môn Cham, có giới về LỜI, được diễn như sau:

He Pô pleh truh di lor kator, blơk blang

Jôi prong pabah di anưk Gru

Jôi đah talikong di urang taha

Thong pô ginôr Pô thau kađa

Di halun halak supô jôi pôic jhak

“Này Ngài

hãy tránh xa khỏi lời gian trá, điêu ngoa

cũng chớ to tiếng với con Thầy

chớ hỗn láo với người già

với nhân sĩ Ngài biết nể trọng

với người ở Ngài đừng chửi xấu”

Hỏi chớ hôm nay, có vị chức sắc nào giữ trọn giới này? – Có, nhưng cực hiếm.

[3] Tôi, tại sao không nói dối?

Là Luận sư luận giải Agal Kinh sách, tôi cần giữ giới. Cạnh đó tôi cũng biết “sợ” lời nguyền từ ‘Gru urang’, dù bộ phận này không là ‘Halau janưng’ Chức sắc tôn giáo Ahiêr Awal. Mình mời thầy vào nhà, đọc lời rủa, mà không ngán thì thôi chớ, thà đừng mời có hơn không!

 Không dừng ở đó, tôi tuyệt không phê bình chức sắc Ahiêr Awal, dù họ đúng sai thế nào [đã giải thích]. Đó là giới riêng tôi đặt ra cho mình, như là một Luận sư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *