[TU: Chọn lựa, lên đường, và thử thách]
Thiếu “tư duy phát triển” growth mindset, hay mang lối nghĩ “đóng”, bạn lúng túng không biết đàng nào mà tư, mà ngôn. Nếu cố nói, thì manh mún và hỏng hóc là cái chắc.
Thử nêu vài điển hình, từ Chân Quang đến Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Thanh Từ, Minh Tuệ, qua Tapah Cham và tôi.
[1] Ông Chân Quang thì rõ rồi, khởi đầu bằng ma tâm [thầy Thanh Từ nhìn ra ngay, và đuổi khỏi chùa] đi trên con đường ma đạo. Ông thông minh, nhiều năng khiếu, nhờ đó qua mặt và thao túng được Phật tử đủ dạng.
Minh Tuệ xuất hiện như một thử thách, và ông lộ nguyên hình là một ma tăng.
[2] Thích Nhất Hạnh và đạo sĩ Minh Tuệ, là sinh linh bình thường. Và như bao người, họ cũng sống qua và phạm lỗi nào đó ở đời. Tuy nhiên họ có đạo tâm. Và họ phát triển, mỗi người đi theo lối riêng, đắc đạo theo lối riêng. Từ đó họ lan tỏa đạo hạnh đến xung quanh.
Soi đời tư trước đó để bắt bẻ hai vị, là lối “tư duy cố định” fixed mindset.
[3] Về “nhân vật” Phật giáo Việt Nam, tôi biết vài vị rất đáng trọng. Tôi chỉ cần biết từ phần đắc đạo của họ: Thầy Thanh Từ và thầy Tuệ Sỹ, là một. Lối tu khác nhau, đắc khác nhau, rồi gặp nhau ở cái chung: Mang phước hạnh lớn cho đời.
Bốn vị trên, qua lò luyện tội nỗi người, đạo tâm ngày càng sáng.
[4] Cham thì sao? Trải bao bể dâu lịch sử, Đạo Cham suy thoái – đã kể. Rồi qua mấy thế hệ sống sót, hôm nay tôi nhận ra ba vị rất đáng kì vọng. Chuyện tế nhị, tạm ẩn tên. Tôi tin, chính họ sẽ làm sáng rỡ Tôn giáo Ahiêr Awal Cham, ngày mai.
Họ sẽ vượt qua thế nào, trước bao thử thách hôm nay?
[5] Tôi, đắc Đạo Cham từ tuổi 15, 55 tuổi làm Luận sư giải minh vấn đề tâm linh Cham. Và bị nạn…
Hai bạn thơ Cham được tôi giúp nhiều, tôi chưa có một từ nào xấu về họ, vậy mà chính họ xuyên tạc tôi, rất ẹ. Một bạn thơ thế hệ mới, hồi làm quan văn, tôi là người duy nhất bỏ phiếu cho, vậy mà chính tôi bị kẻ ấy tố là đì [nếu tố thì phải tố 8 Ủy viên kia không nhìn ra thi tài].
55 tuổi, tôi buông hết tài sản cho gia đình, để “đi vào rừng”. Hani mới bàn với tôi làm Di chúc, nhưng rồi chính đứa con trong nhà quay lại chửi tôi, cho tôi là kẻ bày chuyện [nếu chửi, đáng ra phải chửi mẹ mình trước].
Tôi hóa giải thử thách ấy thế nào?
Về Đạo, lỗi do tôi tu chưa trót. 20 tuổi cạo đầu lên núi tu, được 3 tháng thầy cho về “con còn nặng nợ đời lắm” [và đúng vậy, đã kể].
Về Đời, tôi vận dụng châm ngôn Nietzsche: “Khi không thể yêu thương được nữa, cứ im lặng tha thứ mà bước qua”.
Im lặng, sao lại kể? Bởi tôi là nhà văn, không thể không kể; và là Luận sư: giải minh vấn đề.
P.S. Tút hôm qua, tôi nhận 2 còm lạ:
+ Tuệ Nguyên: “Từ khi nào mà giống tinh hoa Cham lại bàn về chuyện đâu đâu!!!” – Inrasara bàn về rất nhiều “đâu đâu”, tạm kê:
– Văn học: Về Pamuk Thổ Nhĩ Kỳ, Ono Nhật, Vương Tiểu Ba Trung Quốc, Tô Thùy Yên – hải ngoại, Lý Đợi – Việt Nam, Tagalau – Cham… Lí thuyết: về Văn học ngoại vi, Hậu hiện đại, Tân hình thức, Nữ quyền, Hậu thực dân…
– Xã hội: Sara được mời qua Nhật 1 tuần bàn về Rác Hạt nhân, qua Đài 9 ngày bàn về Thổ dân bản địa, lên tiếng về Formosa, thơ về Hoàng Sa-TS Việt Nam, còn ở Cham là bát ngát vụ.
– Tôn giáo: dịch Kinh sách Cham & Kinh Thánh, nghiên cứu Kinh Phật, Qur’an…
– Về Triết học, về Môi trường, vân vân “đâu đâu” khác nữa.
Đó chính là Hành động “Nhập cuộc về hướng Mở”, chân kiềng thứ 4 của TƯ TƯỞNG INRASARA.
+ Thanh Thuy: Inrasara “gắn vô để câu like của đám Tuệ con.” Đây là lần đầu tiên facebook tôi nhận được còm kiểu này, nếu bạn tiếp tục, tôi block.