[Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc VN & Giải huyền thoại… Tóm buổi nói chuyện tại Đại học Văn Lang, tối 25-9-2024]
“Văn hóa Cham nhìn từ Cham”, thế nhưng đó là Cham nào, một câu hỏi cốt yếu ít ai đặt ra.
Bởi, như tôi hay nói đùa, có đến 12 “loài” Cham khác nhau, với cách nghĩ và phản ứng mang tính văn hóa khác nhau. Nhất là sau mấy cuộc Nam tiến của Đại Việt, khi vương quốc Champa tan rã, một bộ phận sinh linh Cham nhập vào đất nước Việt Nam thống nhất. Cham nào?
1. Có 12 loài Cham:
- Cham Hoa (Hải Nam), khi Lý Kì Tông làm vua Champa
- Cham Kinh: tù nhân Cham ra Bắc
- Cham Hroi – Chàm Cổ: ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa
- Cham Malaysia ở Kelantan
- Cham Philippines ở đảo Sulu, sau đó là Orchid Island Taiwan
- Cham Thái ở Bangkok
- Cham Kur (Khmer Islam): ở Cambodia
- Cham Biruw (Cham Mới) ở An Giang, Tây Ninh, Sài Gòn
- Cham Churu ở Nam Lâm Đồng
- Cham Ywơn (Canh Cụ) ở Phan Rí
- Cham Pangduragga: Ninh Thuận và Bình Thuận
- Cham Việt: lai Việt ở miền Trung.
Bài thuyết nhấn về nguồn cội Champa và Cham Pangdurangga.
2. Sau 16 thế kỉ sinh thành, phát triển và tồn tại, Champa mất đi, người Cham để lại gì cho Việt Nam?
+ 9 đóng góp chính, trong đó có 2 cái lớn nhất:
[1] Hải sử & văn hóa biển là điều ít ai biết và nói lên, nói bài bản và đủ đầy. Đại Việt mạnh về đất liền, Champa ngược lại, qua “tư duy biển lớn”, người Cham làm nên Hải sử & văn hóa biển bổ khuyết cho lịch sử Việt Nam.
[2] Kiến trúc và điêu khắc làm giàu sang nền mĩ thuật Việt Nam. Chuyện này thiên hạ nói nhiều rồi, miễn thêm.
+ Tiếp đến là:
[3] Văn chương với 3 sử thi được văn bản hóa, 3 trường ca trữ tình qua xung đột ý thức hệ là điều chưa từng trong văn chương Việt, khác lạ này làm đầy nền văn học Việt Nam.
[4] Ngành nghề: Gốm, dệt thổ cẩm, mắm, lúa Chiêm…
[5] Ca múa nhạc vô cùng độc đáo
[6] Mẫu hệ với 3K: Nữ không đĩ điếm, nam không mù chữ, cả hai không ăn xin.
+ Riêng Cham đóng góp cho nhân loại,
[7] Tôn giáo Bà-ni, một tôn giáo dân tộc, hòa bình và nhân văn qua tinh thần Hóa giải & hòa giải siêu đẳng của Pô Rômê. Tinh thần này không chỉ vận dụng cho Cham xưa, cho Việt Nam hôm nay, mà còn cho cả nhân loại mai sau.
+ Hai đóng góp nữa chưa nhà sử học nào nêu lên [diễn là một chuyên, còn gọi tên là chuyện khác], đó là:
[8] Đất đã thuần, với các đập nước và hệ thống thủy lợi hiện vẫn còn xài được. Tôi dẫn Huỳnh Văn Nghệ:
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”
[9] Dòng máu với vô số sinh linh lai: Cham Kinh là tù nhân Cham ra Bắc, nhất là Cham lai Việt ở miền Trung với họ Trà, Chế, qua đó máu phiêu lưu hình thành. Cứ xem dân miền Trung đánh cá xâm phạm lãnh hải người ta mấy năm qua, cũng đủ thấy.
Thế kỉ V Cham đã viễn dương qua Ấn Độ, thế kỉ VII qua Nhật, thế kỉ XI qua Philippines… Chớ xưa người Việt xưa, mãi đầu thế kỉ XIX, Cao Bá Quát:
“Nhai văn nhá chữ buồn ta
Con giun nào biết đâu là cao sâu
Tân Gia từ biệt con tàu
Mới hay vũ trụ một màu bao la
Giật mình khi ở xó nhà
Nhai văn nhá chữ khéo là trò chơi
Không đi khắp bốn phương trời
Vùi đầu áng sách uổng đời làm trai”
3. Cuối cùng là “Văn hóa Cham nhìn từ Cham”
Để giải huyền thoại Huyền Trân, huyền thoại Lục bát thuần Việt, về tượng trong kalan tháp Bà Pô Inư Nưgar, về vụ đốt nhang, hay quan niệm về đất qua khác biệt lớn để xảy ra tai nạn 150 thực khách tiệc tùng trong khuôn viên tháp Pô Klong Girai…
Lâu nay, ta chỉ hiểu Cham từ Tây, từ Việt – cũng có nhiều điều hay, hay nhưng chưa đủ. Cần xoay hướng và góc nhìn khác, bổ khuyết cho nhau, đa diện đa chiều, hiểu nhau để cùng chung sống hòa bình và nhân bản.
Thuk siam & heleh!
Cầu mùa Katê an lành!