Nỗi Cham-5. LÀM SAO THẲNG MÀ KHÔNG KHUYẾT TẬT?

Tút “Thế nào là một Cham?”, tôi viết: “Sống, làm việc và sáng tạo, mà không cần thiết phải nịnh bợ”, và dẫn một câu thơ trong bài thơ “Đoản thi dành cho con”-1982: “Đứng thẳng trên hai chân kiêu hãnh”.

[1] Tôi thấy vài Cham có danh vị mà nịnh bợ rất lãng nhách. Bị anh em mang ra bàn, còn cãi lại, mới tội. Thái độ cương cứng, đụng chuyện – ném ra vài câu chửi rủa sai là hẳn rồi, còn nịnh bợ – có cần thiết không?

Ariya Glơng Anak dạy ‘thattiak’ nghĩa là “thành thật, chân tình, chung thủy” ba lần lặp lại trong trường ca ngắn: ‘thattiak asal gihlau’: thủy chung giòng trầm, ‘mưgru panwơc thattiak’: học lời thành thật, ‘apan panwơc thattiak’: giữ lời chân thành.

“Sống dưới dấu hiệu Ariya Glơng Anak”, tôi viết cả vạn trang sách đủ thể loại, có cần thiết nịnh bợ hay vuốt ve xoa bóp ai đâu mà vẫn ngon lành như thường.

Nịnh bợ, là điều tối kị với một trí thức. Thử nêu 2 trường hợp ngoài Cham:

[2] Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn phản chiến thì ai cũng biết, cạnh đó ông ít nhiều nghiêng về phía “đấu tranh thống nhất đất nước”. Không vấn đề gì cả. Chỉ khi trưa 30-4 ông lên Đài Sài Gòn kêu gọi bạn văn nghệ sĩ đừng đi mà hãy ở lại, thì sự mới sanh.

Bởi ông ngây thơ tin rằng sẽ không có chuyện tù tội chi chi cả. Nỗi này sau đó thế nào thì ai cũng thấy. Thế là ông chịu mang tiếng.

[3] Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nổi tiếng thì đã. Tập Thơ – phản thơ được giải thưởng Hội Nhà văn, tạo dư luận một thời. Sau đó…

Ở một hội thảo, nhà phê bình Nguyễn Hòa đứng giữa hội trường cật vấn: Hội Nhà văn trao thưởng cho ông Hảo, ông Hảo hai lần đổi màu, ai chịu trách nhiệm? Dường chủ tịch Hữu Thỉnh bỏ qua câu trả lời.

Bài toán này chả khó tìm đáp án: Ấy là hội viên, ấy có tác phẩm tốt hợp với chủ trương Hội ta, ta trao giải. Còn sau đó, ấy có mấy lần đổi màu, có thước nào mà đo được lòng người.

Văn nghệ sĩ đa phần NGÂY THƠ, ở đó không hiếm kẻ khôn lỏi lươn lẹo đầy tính toán, hỏi chớ có thể qua mắt người đời không? Vậy cứ theo dấu hiệu Ariya Glang Anak mà SỐNG & VIẾT BẰNG TÂM THÀNH, là khỏe nhất.

P.S.

Trích tham khảo 3@7 tiêu chí “Thế nào là một Cham?”:

[1] Ý thức sáng rỡ VỊ THẾ mình giữa cộng đồng các dân tộc, nếu sống ở VN. Bạn có quyền lợi và nghĩa vụ công bằng như mọi công dân khác trên đất nước hình chữ S này.

[6] Và dám & biết LÊN TIẾNG khi Cham bị hại.

Bạn giàu sang, bạn quyền lực, bạn nổi tiếng mà bạn bỏ quên quần chúng dưới đáy, phó mặc sinh phận Cham nghèo hèn là bạn chỉ là loài cá thể ích kỉ, không hơn. Quyền lợi, nhân phẩm, văn hóa Cham bị hại, bạn DÁM cất lên tiếng nói trí thức. Dám thôi chưa đủ, bạn phải BIẾT nữa.

[7] Cuối cùng, một Cham ở tương lai cần nhập cuộc về hướng mở, và nâng tầm lên: Từ CHAM hòa đồng VIỆT NAM hội nhập THẾ GIỚI.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *