Bài học Minh Tuệ-1. HỌC NHI BẤT YẾM

“Học không chán”. Dẫu sao học kiến thức thì dễ, học làm người mới khó.

Đạo sĩ Minh Tuệ, tôi học ở ông nhiều hơn bất kì con người nào tôi từng gặp, từng sống với. Lời lẽ như tầm thường mà đầy trí tuệ, tưởng giản đơn mà thẳm sâu, siêu vượt. Ở mỗi bài học, tôi sẽ kể chuyện thực tôi kinh qua, để ai có tai thì nghe, có tâm thì học. Karun & Thuk siam!

“Người nói giỏi mà không làm được mọi người đều biết. Như có người nghi ngờ con lúc không ai thấy, con có ngủ nằm hay có lén ăn không. Trong lúc con mỗi ngày một bữa, có hôm người ta không cho, con nhịn đói. Còn vài người tu khi được cho nhiều, cất lại dành ăn bữa chiều, do tâm họ còn yếu, ta cũng đừng trách họ. Đâu phải đùng cái là đã tu được. Đó cũng là do căn cơ nữa…”  

Vụ Hoàng Sa-TS có một sinh linh Cham bị bắt tại Sài Gòn. Bọn trẻ đến “đòi người”, ở đó vài bạn kêu “Tiến sĩ, những người nổi tiếng Cham đâu rồi?”. Tôi nói, các bạn sai 2 điểm.

[1] Không phải ai cũng nghĩ đến chuyện xã hội, không quan tâm thì không biết. [2] Nếu biết, họ không lên tiếng là họ thiếu “tiếng nói trí thức”. Trí thức là tự nguyện, chứ không ép buộc.

Vụ Điện hạt nhân, sau đó Ghur Raneh là chuyện lớn, rất nhiều Cham tham gia vào website Inrasara thảo luận. Đến vụ “Đốt nhang trong lòng tháp”, bạn thơ TNL khi không kêu: Ông có lên tiếng này nọ cũng vì tư lợi thôi.

Tôi hơi ngỡ ngàng, mới hỏi: Bạn thấy tôi tư lợi ở đâu, cho điểm 10 luôn.

Thế là nói xậu mậu. Tôi nhẹ nhàng tiếp:

– Mình chưa bao giờ trách bất cứ Cham nào không lên tiếng vấn đề nào đó của cộng đồng. Cả bạn, cả em ruột hay nhân vật nổi tiếng, cũng không. Bởi bạn đã “tham gia”, vậy tôi hỏi bạn nhé:

Mồ mả đồng hương bạn bị xâm hại [Ghur Raneh], bạn nín; đồng nghiệp bạn bị oan uổng [Trường Nội trú Dân tộc], bạn im; đồng tộc bạn bị nguy cơ [Điện hạt nhân], bạn né tránh. Xin hỏi: bạn là gì đây?

Đơn giản và dịu dàng vậy thôi, nhưng so với Minh Tuệ, tôi vẫn…

Ở đây tôi được 3 điểm hay: [1] Có tiếng nói trung thực trên trang cá nhân, [2] Không kêu gọi bất kì ai cùng lên tiếng. Ngay thầy Nguyễn Văn Tỷ là người thân tín nhất tôi cũng không, để sau đó thầy có vẻ trách, tôi nói: Nếu Sara bày vẽ, dễ bị chụp cho cái mũ tuyên truyền chống chính sách. Ai biết và thấy cần thì nói, không thì thôi. Và nhất là [3] Tôi không trách cứ người im lặng.

Dẫu sao tôi vẫn có cái dở:

Dù là cho lợi chung, khi kẻ im lặng trở ‘waic’ chống lại mình, tôi không nên phản bác hay giải minh gì cả, là hay nhất. Chế Đôn nói, tầm cei Inrasara đâu kém cạnh gì thầy Minh Tuệ. Tôi nói không, cei vẫn cần học ở Minh Tuệ, là vậy.

Nhiên!

P.S. Ở Minh Tuệ:

[1] Tu, giữ giới dù ở chốn không ai thấy, [2] Bảo vệ người đồng tu, dù họ chưa giữ đủ giới, [3] Không “nói lại” kẻ chê bai mình.  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *