Sống tôn giáo-26. GIÁO ĐƯỜNG BỎ QUÊN

Đông hay Tây, xưa hay nay và cả muôn đời sau vẫn thế – cho đến khi nhân loại mất dấu trên trái đất này, luôn “có người đứng dậy vào bữa cơm chiều, bước ra khỏi nhà, để đi tìm ngôi giáo đường mà người ấy bỏ quên”.

Bài thơ của Rilke đọc từ lâu mãi ám ảnh, nay ghi theo kí ức [bạn nào nhớ nguyên văn, xin nhắn giúp, karun!] 

Từ Minh Tuệ, hành giả vô danh đất Việt đến Rilke thi hào lừng danh xứ Đức, cũng hệt.

Có một người đứng dậy vào bữa cơm chiều

Và bước ra khỏi nhà và đi và đi mãi trong cô liêu

Người cha làm dấu và coi người ấy như đã mất

Trong lúc trên những bước đường

Người ấy vẫn biền biệt

Đi tìm ngôi giáo đường mà người ấy đã quên...”

Thử diễn nôm thơ:

đứng dậy vào bữa cơm chiều” tức đột ngột, như bất ngờ hắn nhớ cái gì đó thật nghiêm trọng…

Hắn cho người cha biết nguyên do quyết tâm kia, thế nên:

người cha làm dấu và coi người ấy như đã mất

Và hắn đi “trên những bước đường” về miền vô định

biền biệt” nghĩa là không hẹn ngày về, trì trì bất thối chuyển

Về phía “ngôi giáo đường” bỏ quên nơi miền kí ức

Hắn vẫn đi, dù không biết “ngôi giáo đường” kia ở đâu

Hành động ĐI kia chính là con đường, chính là “ngôi giáo đường” hắn bỏ quên, làm nên huyền nghĩa của cuộc đời hắn.

Năm 20 tuổi, tôi từng cạo đầu lên núi tu. Do chưa đủ duyên, thầy nói con còn đời lắm, về đi, khi nào hữu duyên mình gặp lại.

22 tuổi, tôi lần nữa muốn bỏ nhà lên đường đi tìm ngôi giáo đường bỏ quên đâu như từ mấy kiếp trước. Rồi tôi thức nhận mình là Cham, hành động tôi phải khác – tôi quyết nhập cuộc cộng đồng, và hành đạo Cham.

Heleh!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *