Tôi dạy con-13. TRUYỀN THỐNG ĐỂ SÁNG TẠO

“Tại sao phải giữ truyền thống…” Út Trà Kha hỏi thế. Ý con muốn thêm mệnh đề: “… mà không thể sáng tạo?”. Hôm nay, cei giải thích kĩ hơn nhé.

22 năm trước, trong bài thơ “Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, tôi cảnh báo:

Thánh địa Mỹ Sơn đã là di sản thế giới

Tháp Dương Long vừa thành di sản của quốc gia

không khéo Cham hôm nay sắp là di sản của nhân loại

Đích thị!

4 giai đoạn lịch sử Cham cận và hiện đại: Giai đoạn [1] Sống sót và tồn tại, giai đoạn [2] Giữ bản sắc, từ Bố Thuận cho đến Trường Trung học Pô-Klong, giai đoạn [3] Nghiên cứu bản sắc, từ Po Dharma đến Trượng Văn Món, và giai đoạn [4] Tiếp nhận truyền thống để sáng tạo.  

Ở Giai đoạn [4] không phải Cham thôi “nghiên cứu” đi, ngược lại – ta cứ nghiên cứu nhưng cái cần nhấn là: SÁNG TẠO. Chứ tôi thấy ta “nghiên cứu” nhiều quá [thầy Jay gặp tôi ở Sài Gòn năm 2019: “Thầy thấy người Cham làm Từ điển nhiều quá”, trong đó có cả tôi], nghĩa là vẫn mãi bám bản sắc.

Những bộ mặt nghiêm trang nghiêm nghị

tôi thấy chúng thật nghiêm trọng

bộ mặt cứng đơ nấp sau tấm màn nhung trang trọng

đang làm chết văn hóa và làm thứ văn hoá chết

(“Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, 2002)

Nếu tồn tại đầy bản sắc mà không sáng tạo, Do Thái có là Do Thái như hôm nay không? Eran Katz giải minh trong tác phẩm thời danh “Trí tuệ Do Thái”:

“Freud cho rằng ông cảm thấy chất Do Thái của mình, không phải bởi truyền thống hay lòng tự hào dân tộc, mà bởi vì hai đặc điểm cao vời hơn nhiều, đó là tự do khỏi khuôn mẫu niềm tin xưa cũ, những niềm tin thường ngăn cản con người sử dụng trí tuệ của mình, và đi ngược lại điều mà đa số thường làm”.

Einstein, Freud, Marx… là Do Thái, nếu họ cứ bám vào bản sắc, làm những gì đa số làm, hỏi họ có thể vĩ đại như ta biết, không?!

Làm gì?

Sáng tạo đâu riêng ở làm thơ viết văn, sáng tác ca khúc như đã, mà còn nhiều, rất nhiều thứ khác ngoài vùng văn hóa Cham. Toán học, triết học, đại doanh nghiệp… Tại sao không?

Tôi từng học diễn thuyết để thành diễn giả, từng tổ chức nhiều sự kiện xã hội và văn học [đã kể], đã hoạt động báo chí, ông Tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển còn cho tôi là “nhà báo lớn” nữa, khi giới thiệu tôi ở một hội thảo.

Đó chính là vài gợi mở sáng tạo cho thế hệ Cham ở ngày tháng tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *