Minh-triết-Cham-36. THÔNG ĐIỆP TRONG CHAI

[Phụ luc-2. Sáng tạo Giấc mơ]

Con tàu gặp sự cố, làm thế nào gửi tín hiệu báo động cho người đến sau? Câu chuyện được nghĩ ra, và “thông điệp trong chai” trở thành biểu tượng lớn. Ariya Glơng Anak là một thông điệp như thế, cho Cham ở thì tương lai.

Đây không là suy diễn của tôi với tư cách luận sư, mà là THẬT.

Mời xem lại “Inrasara-TV-43. Ariya Glơng Anak & sứ mệnh trí thức”.

Hôm nay thử nhìn về hướng khác…

Sinh linh Cham trước khi về với ông bà, đâu là hành trang duy nhất cần mang theo? Nghi thức ‘Jap Inư akhar’(đọc chữ cái) trong ‘Harei Brei bbang’ (ngày cho ăn) ở Đám tang Cham Ahiêr.

Buổi sáng: Đọc trên lọ nước cát lồi ba lần, buổi chiều: Cho gạo vào cỗ bồng, đọc trên gạo ba lần.ư; đọc trên Gạo ‘brah tam’ ba lần.

Là nghi thức xóa mù cho người mất. ‘Akhar’ được Cham đồng hóa với tri thức, biết chữ là có tri thức. Về thế giới bên kia, ông không mang gì theo, mà là tri thức, để tiếp tục lao vào cuộc chiến mới.

Đám tang Padhi Cham Awal được thực hiện đơn giản hơn: Ở ngôi mộ chuẩn bị cho người mất, thầy Acar vẽ bùa ba lần ‘Cih boh xarak klau bbang dar’, sau đó đưa thi hài xuống ‘pađih atau, và đọc chữ. 

Về, ông trăn trối với con cháu điều gì quan trọng nhất?

Ngày thứ ba. ‘Harei hatak kayau (ngày đốn gỗ) trong Đám tang Cham Ahiêr, là ngày trọng đại. Là ngày con cháu, bằng hữu, bà con và khách thập phương tụ về đưa tiễn. Ở đó người mất trăn trối câu duy nhất, được thể hiện tại Ban Hát tiễn.

Ở ‘Phun hatak kayau (bài đốn gỗ) có năm đoản khúc, đoàn Hát xướng tụng câu ‘Bhummi ô papleh hu di Jơk’ năm lần. Ngày thứ tư. ‘Jala cuh’ (buổi thiêu), ở ‘Phun dak ging’ (bài dựng bếp) như nghi thức hóa sinh cho người mất đi vào kiếp khác có hai đoản khúc, ba lần ‘Bhummi ô papleh hu di Jơk’ lặp lại. Cộng tất cả: tám lần.

Kadha Doh Pamrơ chỉ là những “liên âm” vô nghĩa, thi thoảng chen vào vài câu có nghĩa. Riêng NÓ được lặp lại nhiều lần nhất, ở ngày trọng đại của phút cuối một đời người, trong khi các câu khác chỉ được tụng hai, ba lần.

Tôi đã thử hỏi nhiều “ban hát” ở nhiều làng khác nhau: “Có ai thấy điều lạ ở các ‘bài hát’ không?”, tất cả đều lắc đầu. Đọc nó lên, các vị biết, nhưng tuyệt không ai chú ý cả. Vấn đề ở đây là, cần sự nhạy bén của quan sát.

 “Đất nước không tránh khỏi [rơi vào tay] người Việt”. Vậy làm thế nào?

– Ta báo trước để biết, mà lo liệu. Trước khi vĩnh viễn về nhà ‘nao thang kau, ta cần nói lời cuối, với con cháu, với bà con, và với tất cả người ở lại.

Đó chính là DI NGÔN.

Trước khi về, câu trăn trối ta gửi lại. Hãy nhớ lấy, mà sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *