Lang thang-08. BẠN CÓ THỂ NHẢY KHÔNG?

Tôi viết “Palei awal” hồi 25 tuổi, dịch sang tiếng Việt thành “Nỗi buồn ứng trước” in trong Tháp nắng-1996, là bài thơ song ngữ chuẩn nhất của tôi, có lẽ.

Cham sống xen cư với Việt, tôi nói và sáng tác thơ song ngữ Cham và Việt từ sớm, rồi chuyển ngược lại, tùy nghi. Ở đó đa phần không đạt, hay chỉ tàm tạm.

Tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002 được 6 bạn Việt dịch sang tiếng Anh in 2005, họ là nhà thơ sống ở nước ngoài 20 năm, vậy mà đọc lại, Alec Schachner cho giọng thơ còn “Việt quá”, đã dịch lại, in năm 2015.     

Điều đó nói lên, hai ngôn ngữ không cùng ngữ hệ luôn tồn tại độ vênh nhất định, từ đó làm thơ không phải tiếng mẹ đẻ là điều cực khó.

Ở Hội thảo 100 năm Nông Quốc Chấn, tôi 2 lần lặp lại nỗi ấy. Có vài bạn DTTS không chịu, cho là đã rất nhiều nhà thơ làm được, do bạn không chú ý đoạn sau đó:

“Đòi hỏi vừa dân tộc vừa hiện đại, thêm tiếng Việt điêu luyện và sáng tạo càng khó nữa. Bạn buộc học nhà thơ Việt để viết như Việt – Lương Định là điển hình, sau đó bạn phải vượt bỏ cái “như” ấy để sáng tạo mới mong có tác phẩm sáng giá.”

Quan sát chuyện động thơ Việt đương đại, tôi thấy đa phần các bạn thơ DTTS đã làm được: viết thơ tiếng Việt không thua kém người… Việt. Sự thể này tôi đã nêu từ năm 2006, trong tiểu luận “Thơ DTTS Việt Nam vừa đi vừa ngủ”:

“Dẫu sao trong chiều sâu tâm thức, không nhiều thì ít, ta vẫn mang mặc cảm: ngoảnh mặt tiếng dân tộc; và tự ti: có gì đó chưa thật nhuần nhuyễn, chưa thật tinh như người Kinh! Không chịu dừng lại, ta cặm cụi học tập, nỗ lực vươn tới. Và rồi từ chính nỗ lực này đã sinh ra rắc rối: bắt chước. Từ hình ảnh, cụm từ làm sẵn, ước lệ, lối ví von, ngắt câu sao cho như Việt. Hệ quả: chẳng những ta không bằng người Việt mà ngày càng xa rời chính giọng thơ của mình.”

Làm gì? Cứ tiếp tục, và sau khi đạt đến cột mốc “nhưViệt”, hãy làm một cú NHẢY. Khi đó, chính trở ngại lại trở thành ưu thế của bạn.

NỖI BUỒN ỨNG TRƯỚC

Rồi một ngày em đi

Xa cái Chạng gầy, bỏ bờ cỏ dại

Xa tiếng mõ trâu chiều, bỏ thằng Klu xóm dưới

Bốn mùa thơ anh gọi

Hụt hơi.

Rồi một ngày em quên

Palei ta nghèo

Gió trưa tràn bãi trắng

Cha trần thân quần quật cuốc nắng

Cuốc mãi cuốc hoài hút bóng ban mai

Lời ca dao ngấn mỗi vạt ru dài

Rưng rưng hai đầu võng

Nửa con đau – nửa đồng lũ cuốn

Giọt mưa vơi khôn vợi buồn đầy.

Rồi một ngày em không còn nhớ

Một dòng ariya, một điệu mamơng

Mùi mưa Katê reo đỉnh tháp Chàm

Văn thổ cẩm hay màu mây cố quận

Em bập bềnh giữa ngữ ngôn hoang đãng

Cuốn dòng chảy thị thành

Em quên mình là Chăm

Như quên mình chưa có giấy khai sinh.

Rồi một ngày

Hơi thơ anh

Tắt lịm.

+

PALEI AWAL

Bloh sa harei mei nao

klak ar hamu dhong, atah yau Jano Paic

atah xap khok biêr harei

klak Jaklu palei anak

pak bal – ariya ai êw gilaic

bôy xwan.

Bloh harei hadei mei war

palei drei rabbah

angin mưrong blang cor cwah

dan rup di glai, amư coh pađiak

daup ia drei, kê bbôh klak ia harei

kadha yao njôm tamư panôic ru drôy

harit harao ayun dwa akok

gah padai ia xwa – gah kei pađik akok

mưta amek bang tuy rai xup mưklam.

Bloh sa harei mei ôh dok dar

sa ragam mamang, sa kanen paran doh

bimông Bbôn Hala xap hajan Katê poh

haup cuh anrang, bingu jih dalah – mei war

mei war drei anưk Cam

yau ô dar drei hu puk pak.

Blauh ariya ai padam athak

sa harei.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *