Kapet-09-10.

Kapet-09. VƯỢT THOÁT CÁI NHÌN CŨ

Trích ý kiến của tôi: “Rừng tự nhiên, rừng dự phòng, rừng nguyên sinh – phải qua ngàn năm mới có được. Câu hỏi đặt ra, TẠI SAO PHẢI LÀ hồ nước, mà không nhìn theo chiều khác? Tại sao chỉ “giúp dân thoát nghèo”, mà không giữ rừng để giúp dân giàu lên?”

Một bạn chat: “Sara có chủ quan không?” Tôi nói, không. Nhìn khác, làm khác để có thành quả khác – tôi đã có serie tút ấy, ba năm trước. Như vầy nhé.

Kể rằng, sau khi Pol Pot bị đánh đổ, Liên Hiệp quốc có ý tiếp quản Cambodia, biến đất nước này thành Thụy Sĩ của ĐNÁ: trung lập, sạch, đẹp và giàu.

Tham lam và ích kỉ, thành nhìn ngắn. Hun Sen thủ tưởng tại vị lâu đời nhất thế giới hiện đại, và còn tiếp tục chương trình… Để sau 40 năm, Sihanouk-ville hào nhoáng đến khốn khổ. Ích kỉ, quốc gia này đang đứng ở đâu?

Nhìn gần hơn,

Cuối thập niên 1990, Việt Nam mở cửa, một tỷ phú Mỹ ghé Ninh Thuận và choáng ngợp trước khổi núi đá miền đất nắng này. Ông đề nghị, trong ba năm nữa, nếu Tỉnh không để mất một hòn đá, ông sẽ đổ tiền vào đầu tư. Giàu lên là cái chắc.

Và rồi tỉnh nhà ta thế nào thì ai cũng biết. 

Tôi không chủ quan, mà từ kinh nghiệm riêng, gợi mở HƯỚNG NHÌN KHÁC. Thổ cẩm Chakleng,

Làm xong, bà con gùi lên ‘nao Cru’ bán, tôi đặt câu hỏi: Tại sao không là vùng miền khác? – Thế là vào miền Tây.

Thất bại, tôi đặt câu hỏi tiếp: TẠI SAO CỨ PHẢI bán cho dân nghèo mà không là người giàu? Đơn giản vậy thôi, thổ cẩm có mặt ngay Thương xá TAX, trung tâm Sài Gòn.

Thêm, tại sao mãi là sản phẩm thô, mà không chế tác thành các mặt hàng hợp thị hiếu khách hàng hiện đại? Câu trả lời: 100 rồi 300 mẫu mã xuất hiện.

Nữa, tại sao cứ là khung dệt truyền thống, mà không cải tiến? – Khung dệt bán công nghiệp ra đời.

Và, tại sao mãi quẩn quanh trong đất nước Việt Nam, mà không là Pháp, Đức, Nhật, Thụy Sĩ? – Thế là hàng thủ công Cham nhập cuộc về hướng MỞ.

Từ các câu hỏi đó, Cty Inrahani luôn đổi mới, làm khác, và giàu lên.

Còn hai câu hỏi nữa tôi đặt ra, thế nhưng Inrahani không chịu tiếp nhận và đã dừng lại, để từ từ đi xuống. Ngay Thổ cẩm Chakleng cũng không cải cách gì khác, làm gì mới hơn. Mươi năm qua. Buồn không!

[1. Sihanoukville hào nhoáng, 2. Nhà Khmer mãi xác xơ, 3. Cùng phố đèn đỏ nhếch nhác, 4. Tôi lên Đak Nông tìm hướng mới: Thổ cẩm Cham + Dâu tằm tơ = Giàu bền vững là cái chắc]

Kapet-10. RỪNG THIÊNG VÀ SỰ TIN

Họa sĩ Yến Năng vừa cho ra đời tác phẩm “Mắt rừng” đầy sáng tạo, và cực độc. Rừng có mắt, cây có mắt. Con người phá nát nó tới đâu, dù không một lời, nó vẫn nhìn thấy tất cả.

Như cây ‘Galawang’ ở vùng đất thiêng đường lên tháp Pô Rômê trước 1975, cây to cao, sừng sững giữa đất nắng Ninh Thuận.

Tuổi thọ bao nhiêu không biết, cứ to cao cỡ ấy thì Cham gọi là ‘galawang’, người Việt gọi là cây Kuao. Lên núi, quý ông luôn dừng xe trâu, xuống ngồi dưới gốc “kuao” với 2 trứng gà + lọ rượu, thêm cây nén nhỏ nữa là xong. Có lạc rừng đến đâu, cũng “Nao tal cơk wơk tal thang, nao tal glai mai tal thang’: “ Đi đến núi đến rừng, về tới nhà tới cửa”.

Bà con Cham, Raglai, Việt trong vùng tin. Tôi dân “có học” tin, và sau này làm nhà văn hậu hiện đại: vẫn tin. Không phải mê tín, mà tin và sợ ‘Lek di pabah di dalah’: “Rơi vào miệng lưỡi người đời’.

+

Chuyện người đời thường – Chuyện 10. CÂY KUAO

[Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài Tân hình thức-2006]

Cây kuao đám nhóc chúng tôi khoái

bày cuộc chơi ôm năm, sáu, bảy

đứa không xuể. Cây kuao mẹ kêu

tên thần nhát tôi những lần tôi

nhè, ông cậu đi rừng ngưng xe

trâu xuống đốt nến khấn. Cây kuao

già bọn trẻ chăn trâu lạc đường

ngóng lên tìm lối về. Cây kuao

con út thần sấm mùa bão tới

hú kinh hồn Kinh Cham Raglai

cả vùng thần phục, ít ra cũng

biết nể mặt tránh xa. Cây kuao

tay cách mạng bảy lăm muốn làm

mình ta thuộc lòng duy vật biện

chứng cả làm mẩy ta đây trung

kiên, tự tay xách rìu đốn cây

kuao già ngã đè bẹp dí ông

tiêu đời vào đất. Đồn rằng cây

kuao tiếp tục chương trình ngã bóng

đè nát cả nhà ông, còn vãi

lá bay ám dòng họ ông đang

sống yên ổn tận nơi nào xa

lắm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *